Áp dụng luật hợp đồng như thế nào?
01/12/2019 19:17
Với cách tiếp cận về luật hợp đồng như vậy, trong quá trình soạn thảo hợp đồng, bạn cần lưu ý đến hai hệ thống luật, bao gồm luật nội dung và luật hình thức. Trong đó, luật nội dung là hệ thống pháp luật của một Quốc Gia, sử dụng để điều chỉnh các yếu tố nội dung của hợp đồng, như quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng. Luật hình thức là luật dùng để xử lý tranh chấp và thủ tục tố tụng.
Đối với các hợp đồng kinh tế không có yếu tố nước ngoài, thì luật nội dung và luật hình thức đều thuộc một Quốc Gia. Tuy nhiên, trong các hợp đồng có yếu tố nước ngoài thì luật nội dung và luật hình thức có thể khác nhau. Nghĩa là, khi soạn thảo hợp đồng, bạn có thể lựa chọn pháp luật của Quốc Gia A để giải thích và áp dụng hợp đồng, nhưng lại lựa chọn quy tắc trọng tài để xử lý các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp và thủ tục tố tụng.
Để thuận tiện, trong bài viết này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ luật hợp đồng với tư cách là luật nội dung điều chỉnh hợp đồng. Chúng tôi sẽ quay lại luật hình thức trong một bài viết khác.
Nên áp dụng pháp luật nước nào trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài?
Trong các hợp đồng ngoại thương, các bên ký kết đến từ các Quốc gia khác nhau, nên bên nào cũng muốn chọn luật hợp đồng là pháp luật của nước mình để dễ hiểu, dễ xử lý. Đây là một nội dung cần phải đàm phán và kết quả thuận lợi sẽ giành cho bên nào có kỹ năng đàm phán và chuẩn bị tốt hơn.
Trong hợp đồng, không nhất thiết phải chọn luật hợp đồng là luật của Quốc Gia mà một trong hai bên có Quốc tịch. Các bên có thể lựa chọn pháp luật của một Quốc Gia thứ ba để điều chỉnh hợp đồng.
Trước khi quyết định chọn luật hợp đồng, các bên nên tham khảo ý kiến tư vấn của những chuyên gia về luật thương mại quốc tế, thậm chí là trọng tài viên tại Trung tâm trọng tài mà các bên dự định lựa chọn làm cơ quan tài phán, bởi những người như vậy sẽ có am hiểu và kinh nghiệm để đưa ra ý kiến tư vấn tốt.
Nên lựa chọn pháp luật của Quốc Gia phát triển, nơi có trình độ pháp luật thương mại quốc tế tiến bộ và có đầy đủ quy định điều chỉnh, như Anh, Mỹ, Nhật ……Trong trường hợp các bên muốn lựa chọn pháp luật của Quốc gia mà một trong các bên có quốc tịch thì nên lựa chọn pháp luật của Quốc gia nơi diễn ra nhiều công đoạn của hợp đồng nhất.
Dĩ nhiên là việc chọn luật hợp đồng để áp dụng không đơn giản và cần có sự đàm phán, mặc cả giữa hai bên. Luật áp dụng nên được đưa vào terms sheet ngay từ đầu, bởi trong quá trình soạn thảo hợp đồng, sẽ cần phải kiểm tra độ tương thích, phù hợp giữa các quy định của hợp đồng với luật hợp đồng.
Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp, quy định của hợp đồng lấy theo quy định của pháp luật Quốc Gia A, nhưng sau đó luật áp dụng lại chọn luật Quốc Gia B và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giải thích bởi hai hệ thống pháp luật của Quốc Gia A và Quốc Gia B có nhiều điểm không tương đồng.
Tin liên quan
Soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại (03/11/2020)
Tặng cho quyền sử dụng đất trong gia đình (28/03/2020)
Hợp đồng hợp tác kinh doanh mở phòng khám (24/03/2020)
Rà soát hợp đồng (19/03/2020)
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (18/03/2020)
Hợp đồng nguyên tắc và mẫu hợp đồng nguyên tắc (16/03/2020)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)
Hướng dẫn Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh (07/12/2019)