Bản quyền tác giả
07/12/2019 07:07Nội dung bài viết
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm cụ thể bao gồm:
Bản quyền tác giả áp dụng đối với những tác phẩm nào?
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Bản quyền tác giả đối với tác giả và chủ sở hữu quy định như thế nào?
Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ bản quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm (Tác giả) và chủ sở hữu bản quyền tác giả. Tác giả có thể đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm hoặc không đồng thời.
Trong trường tác giả không đồng thời là chủ sở hữu bản quyền tác giả thì chỉ có các quyền nhân thân gồm: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Chủ sở hữu có các quyền tài sản gồm: Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Bản quyền tác giả được bảo hộ một cách tự động, tức là phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Như vậy, về mặt nguyên tắc, tác giả không cần đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích doanh nghiệp nên thực hiện việc đăng ký bản quyền tác giả khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm. Trong trường hợp này, nếu không đăng ký bản quyền tác giả, chủ sở hữu rất khó khăn trong việc phân định quyền của mình với tác giả.
Tác phẩm là chương trình máy tính (Phần mềm, website, apps ….).
Bản quyền tác giả có nguy cơ tranh chấp hoặc chủ sở hữu muốn phòng ngừa tranh chấp về bản quyền tác giả.
Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả?
Trong trường hợp tác giả, chủ sở hữu tác phẩm mong muốn được tư vấn đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
Các Luật sư sẽ phân tích tình hình sử dụng và đưa ra những lời khuyên tốt nhất về việc có nên đăng ký hay không và đăng ký như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
Tin liên quan
Đăng ký thương hiệu và những điều nên biết! (26/03/2021)
Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ (17/06/2020)
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền (19/03/2020)
Chuyển giao công nghệ có vốn nhà nước (06/03/2020)
Tra cứu và đăng ký nhãn hiệu (06/12/2019)
Nhượng quyền thương mại (06/12/2019)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)