Những lĩnh vực dịch vụ nào Chính phủ mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ?
12/11/2019 05:35Theo biểu Cam kết dịch vụ WTO, Chính phủ Việt nam cam kết mở cửa đối với 11 ngành dịch vụ, cụ thể thành 110 phân ngành.
Cam kết chung cho các ngành dịch vụ: Trước hết, công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ một số trường hợp được quy định riêng cho một số phân ngành cụ thể, như lĩnh vực dịch vụ pháp lý ….
Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Việt Nam cũng cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường ngành đó. Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài mua tối đa 30% cổ phần.

Theo biểu cam kết dịch vụ wto, 11 ngành nào mở cửa?
Theo bảng cam kết dịch vụ WTO, thì 11 ngành cụ thể như sau:
1. Các dịch vụ kinh doanh: Trong dịch vụ này bao gồm các dịch vụ chuyên môn (như dịch vụ pháp lý, dịch vụ thuế, dịch vụ kiến trúc …); dịch vụ máy tính và các dịch vụ có liên quan, dịch vụ nghiên cứu phát triển ……
2. Các dịch vụ thông tin: Trong dịch vụ này gồm một số phân ngành như: dịch vụ chuyển phát (CPC 7512**); Dịch vụ viễn thông; Dịch vụ nghe nhìn …..
3. Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật có liên quan như: thi công xây dựng các công trình dân dụng, công tắc lắp dựng và lắp đặt …..
4. Dịch vụ phân phối, như: Dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC 621, 61111, 6113, 6121); Dịch vụ bán buôn (CPC 622, 61111, 6113, 6121); Dịch vụ bán lẻ (CPC 631+632, 61112, 6113, 6121); Dịch vụ nhượng quyền thương mại (CPC 8929).
5. Dịch vụ giáo dục như: Dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở (CPC 922); Giáo dục bậc cao (CPC 923); Giáo dục cho người lớn (CPC 924); Các dịch vụ giáo dục khác (CPC 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ).
6. Dịch vụ môi trường, như: Dịch vụ xử lý nước thải (CPC 9401); Dịch vụ xử lý rác thải (CPC 9402); Dịch vụ khác (Dịch vụ làm sạch khí thải (CPC 94040) và dịch vụ xử lý tiếng ồn (CPC 94050); Dịch vụ đánh giá tác động môi trường (CPC 94090*)).
7. Dịch vụ tài chính như: Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm; Bảo hiểm gốc; Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm. ….
8. Dịch vụ y tế và xã hội như: Dịch vụ bệnh viện (CPC 9311); Các dịch vụ nha khoa và khám bệnh (CPC 9312).
9. Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan như: Khách sạn và nhà hàng; Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch (CPC 7471) ….
10. Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao như: Dịch vụ giải trí (bao gồm nhà hát, nhạc sống và xiếc) (CPC 9619); Dịch vụ khác (Kinh doanh trò chơi điện tử (CPC 964**).
11. Dịch vụ vận tải như: Dịch vụ vận tải biển; Dịch vụ vận tải hành khách, từ vận tải nội địa (CPC 7211); Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212); Các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển; Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa …..
Nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu biểu cam kết dịch vụ wto để làm gì?
Thứ nhất: Như chúng tôi đã đề cập trong một số bài viết ở website này, biểu cam kết dịch vụ wto là cam kết chính thức của Chính phủ Việt Nam với các nước thành viên tổ chức WTO. Bất kì nhà đầu tư nào đến từ một nước thành viên khác của WTO đều được hưởng cam kết mà Chính phủ Việt Nam đưa ra, và có quyền đầu tư, thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước hoặc doanh nghiệp liên doanh phù hợp với lộ trình và điều kiện đã cam kết.
Công dân của nước không phải là thành viên WTO có thể không được yêu cầu Chính phủ Việt nam mở cửa như quy định trong biểu cam kết dịch vụ WTO.
Có thể nói, Biểu cam kết dịch vụ WTO chính là cơ sở pháp lý để nhà đầu tư có thể yên tâm vào đầu tư và hoạt động kinh doanh tại Việt nam.
Thứ hai: Sau khi biết về những lĩnh vực mở cửa thị trường, chúng ta sẽ biết tiếp về mức độ mở cửa thị trường (tỷ lệ vốn mà nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ) và thời gian mở cửa (3 hay 5 năm sau khi mở cửa …).
Thứ ba: Có thể coi Biểu cam kết dịch vụ WTO chính là văn bản gốc và cơ bản đầu tiên về quyền của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Căn cứ trên biểu cam kết dịch vụ này, chính phủ Việt Nam phải quy định và hướng dẫn cụ thể trong các văn bản luật chuyên ngành. Do đó, sau khi biết được quy định tại văn bản gốc này, thì chúng ta mới tiếp cận đến các văn bản pháp luật chuyên ngành trong hệ thống luật quốc nội.
Trong một số trường hợp, mặc dù có quy định tại biểu cam kết nhưng không có quy định trong văn bản luật chuyên ngành thì nhà đầu tư vẫn có thể thực hiện hoạt động đầu tư, cho dù thủ tục sẽ mất thời gian và khó khăn hơn bình thường vì thiếu hướng dẫn thủ tục thực hiện.
Tin liên quan
Dịch vụ tư vấn pháp luật (07/01/2021)
Soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại (03/11/2020)
Tìm hiểu về Pháp chế doanh nghiệp (18/04/2020)
Công ty luật phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam (17/04/2020)
Dịch vụ Tư vấn luật (16/04/2020)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)
Hướng dẫn Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh (07/12/2019)