Chuyển giao công nghệ có vốn nhà nước mang đặc thù của hoạt động khai thác tài sản vừa chịu quy luật của nền kinh tế thị trường, vừa chịu sự chi phối của hoạt động quản lý, khai thác tài sản nhà nước.
Chuyển giao công nghệ có vốn Nhà nước xét trên hai phương diện gồm: chuyển giao công nghệ mà việc tạo ra công nghệ đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; và nhận chuyển giao công nghệ mà chi phí nhận chuyển giao công nghệ là từ ngân sách Nhà nước.
Trong bài viết này, chúng tôi lược giản một số nội dung chính liên quan đến quy trình chuyển giao công nghệ có vốn nhà nước ở khía cạnh công nghệ chuyển giao được tạo ra do sử dụng ngân sách nhà nước.
Bước 1: Bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao ký thỏa thuận nguyên tắc (hoặc Biên bản ghi nhớ) về việc chuyển giao công nghệ.
Bước 2: Bên chuyển giao lập hồ sơ xin chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư (Cơ sở pháp lý: Quy định tại mẫu 01, Đơn đăng ký chuyển giao công nghệ).
Bước 3: Định giá công nghệ
Khoảng 2, Điều 4, Nghị định 76 quy định, “Trường hợp công nghệ chuyển giao (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ) giữa các bên mà một hoặc nhiều bên có vốn nhà nước, việc định giá thực hiện dựa trên tư vấn thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật”.
Bước 4: Ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ chính thức.
Bước 5: Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với Sở Khoa học công nghệ (Điều 6, Nghị định 76).
Triển khai chuyển giao, đào tạo tại đơn vị nhận chuyển giao.
Một số lưu ý:
Thứ nhất: Điều quan trọng khi thực hiện việc chuyển giao công nghệ là quá trình khảo sát, đánh giá tính phù hợp của công nghệ với thực tiễn tại đơn vị nhận chuyển giao.
Thứ hai: Hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng như quá trình triển khai cần đặc biệt lưu tâm về việc đào tạo chuyển giao. Các bên cần lập lộ trình chi tiết và đầy đủ lộ trình đào tạo, chuyển giao phù hợp với thực tế.
Thứ ba: Hợp đồng chuyển giao công nghệ cần làm rõ các yếu tố bí quyết công nghệ (Know how), phạm vi chuyển giao (độc quyền hay không độc quyền; lãnh thổ; thời gian; chuyển giao thứ cấp …).
Thứ tư: Việc chuyển giao công nghệ có gắn liền với việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay nhãn hiệu) hay không.
Trong trường hợp việc chuyển giao công nghệ có gắn liền với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, thì các bên có thể lập riêng một hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp hoặc lập thành một chương riêng trong hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đồng thời với việc đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ có vốn nhà nước, các bên cần thực hiện việc đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghệ với Cục Sở hữu trí tuệ theo đúng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Chuyển giao công nghệ là một quy trình phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng, kinh nghiệm không chỉ về mặt công nghệ mà còn về mặt pháp lý, kỹ thuật soạn thảo hợp đồng. Do đó, việc chuyển giao công nghệ thường đòi hỏi có sự tư vấn và hỗ trợ của các chuyên gia kỹ thuật, tư vấn viên chuyển giao công nghệ, Luật sư ….
Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn pháp luật trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, và với đội ngũ Luật sư dày dạn kinh nghiệm trong các kỹ năng soạn thảo hợp đồng, chúng tôi hy vọng sẽ có thể hỗ trợ doanh nghiệp, viện nghiên cứu, nhà đầu tư thực hiện việc chuyển giao, nhận chuyển giao công nghệ một cách hiệu quả nhất, đặc biệt là việc chuyển giao công nghệ có vốn nhà nước.
Nhóm Luật sư chuyển giao công nghệ – Công ty Luật TNHH Inteco