Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là một thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Câu trả lời dường như khá rõ ràng trước câu hỏi đăng ký nhãn hiệu là gì. Tuy nhiên, câu trả lời như vậy có tính chính xác về mặt trực quan, nhưng nếu phân tích kĩ hơn, sẽ thấy có nhiều hàm ý hơn ẩn sau trong câu trả lời.
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Điều 6, Luật Sở hữu trí tuệ quy định “Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký”.
Như vậy, đăng ký nhãn hiệu độc quyền là cơ sở pháp lý để Cục Sở hữu trí tuệ xem xét chấp thuận bảo hộ độc quyền nhãn hiệu. Tại sao chúng tôi lại nói về điều này, và nó có liên quan gì đến câ hỏi “Đăng ký nhãn hiệu là gì”?. Điều thú vị hơn, là chúng muốn trao đổi thêm một sự thật khác về lĩnh vực quản trị thương hiệu.
Không có quy định pháp luật nào bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Do đó, tổ chức/ cá nhân có thể tự do sử dụng nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình lưu thông trên thị trường, với điều kiện là nhãn hiệu đó không bị coi là trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của đơn vị khác đã đăng ký.
Nếu doanh nghiệp không đăng ký thì sẽ không được bảo hộ độc quyền và bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nhãn hiệu đó cho hàng hóa, dịch vụ của họ. Người tạo ra nhãn hiệu không có quyền ngăn cản người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là gì?. Đó là cơ sở để Cục Sở hữu trí tuệ xem xét chấp thuận đơn đăng ký nhãn hiệu và cấp bảo hộ độc quyền. Ngoài việc đó là một thủ tục hành chính thông thường, thì nó còn là sự thể hiện mong muốn từ phía chủ sở hữu nhãn hiệu được cơ quan Nhà nước cấp đăng ký bảo hộ độc quyền.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ, với trụ sở chính tại Hà Nội, văn phòng đại diện ở Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh. Sở Khoa học Công nghệ các tỉnh không có thẩm quyền nhận đơn đăng ký nhãn hiệu và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Quyền độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ xác lập dựa trên Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp. Cục Sở hữu trí tuệ chỉ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu dựa trên đơn đăng ký nhãn hiệu mà chủ đơn đã nộp.
Cần phải nhắc lại, quyền độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu hình thành sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nên trong quá trình đơn đăng ký nhãn hiệu đang được thẩm định, xử lý, chủ sở hữu nhãn hiệu chưa có quyền pháp lý trong việc ngăn chặn, khởi kiện người khác về hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của mình.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền cần phải có
Điều 100, Luật Sở hữu trí tuệ quy định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu như sau:
Đối với nhãn hiệu thông thường, hồ sơ đăng ký ký nhãn hiệu gồm:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
- 09 mẫu nhãn hiệu (màu sắc, bố cục, thiết kế trùng với nhãn hiệu mong muốn đăng ký).
- Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Lưu ý: Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:
- Giấy ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên; Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác).
- Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu như đối với nhãn hiệu thông thường, đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây:
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý cho đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu theo quy định (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Ngoài các vấn đề trên đây, chúng tôi xin lưu ý thêm về kinh nghiệm soạn thảo đơn đăng ký nhãn hiệu như sau:
Đơn đăng ký nhãn hiệu được lập theo mẫu mà Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp, trong đó một số phần hay bị nhầm lẫn như: Phần Thông tin về chủ đơn và Thông tin về đại diện của chủ đơn. Cụ thể, thông tin của chủ đơn là thông tin của chủ sở hữu nhãn hiệu nhưng thông tin về đại diện của chủ đơn là thông tin về tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, chứ không phải là thông tin của người đại diện theo pháp luật hoặc thông tin của nhân viên được phân công đi nộp hồ sơ.
Đại diện sở hữu công nghiệp gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó. Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp phải có giấy phép do Cục Sở hữu trí tuệ cấp, và cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp phải có thẻ đại diện sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ cấp.
Trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu có phần mô tả hàng hóa dịch vụ, bắt buộc phải ghi theo phân nhóm do Thỏa ước Ni xơ (Nice) đã ấn định. Nhiều trường hợp doanh nghiệp nhầm lẫn với cách ghi mã ngành nghề trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thỏa ước Ni xơ liệt kế tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ tồn tại trong nền kinh tế thế giới thành 45 nhóm, trong đó từ nhóm 1 đến nhóm 34 là sản phẩm hữu hình, và nhóm 35 đến nhóm 45 là dịch vụ. Mỗi nhóm đăng ký theo đơn mặc định có 06 sản phẩm/ dịch vụ, nhưng nếu có nhiều hơn thì sẽ bị phát sinh chi phí từ sản phẩm/ dịch vụ thứ 7 trở lên. Doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý điều này trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Với các Luật sư có kinh nghiệm, việc phân loại và chọn sản phẩm/ dịch vụ nào có tính đại diện và mở ra phạm vi bảo hộ cao nhất cho doanh nghiệp là điều quan trọng. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên hệ với các Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn một cách hiệu quả nhất.
Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền
Nói đến chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền là nói đến chi phí mà chủ đơn đăng ký nhãn hiệu phải bỏ ra khi nộp đơn đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vậy, chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền là bao nhiêu và gồm những khoản nào, tính toán cụ thể như thế nào?. Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ gồm các hạng mục cụ thể như sau:
(i) Lệ phí nộp đơn;
(ii) Phí phân loại quốc tế về nhãn hiệu. Mặc định mỗi nhóm có 06 sản phẩm/ dịch vụ, và sẽ phát sinh thêm tính trên đầu mỗi sản phẩm/ dịch vụ từ thứ 07 trở lên.
(iii) Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có).
(vi) phí công bố đơn.
(v) Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn. Mặc định mỗi nhóm có 06 sản phẩm/ dịch vụ, và sẽ phát sinh thêm tính trên đầu mỗi sản phẩm/ dịch vụ từ thứ 07 trở lên. (vi) Phí thẩm định đơn. Mặc định mỗi nhóm có 06 sản phẩm/ dịch vụ, và sẽ phát sinh thêm tính trên đầu mỗi sản phẩm/ dịch vụ từ thứ 07 trở lên.
Tổng phí nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ theo các hạng mục nêu trên (giả định mỗi nhóm chỉ có 06 sản phẩm/ dịch vụ) là 1.000.000đ. Phí có thể phát sinh nếu có các hạng mục và nội dung khác phát sinh. Phí nêu trên chưa bao gồm phí cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của các hãng luật thì chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền có thể lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, điểm lợi ích lớn nhất khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của các hãng luật là tiết kiệm thời gian, tránh được các sai sót về mặt kỹ thuật và các Luật sư sẽ hỗ trợ theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu trong khoảng thời gian khá dài, tối thiểu là 12 tháng.
Kinh nghiệm của chúng tôi chỉ ra rằng, hơn 90% trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu do doanh nghiệp tự nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ đều gặp sai sót và mất thời gian chỉnh sửa, hoàn thiện lại. Khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp thường mắc phải là việc phân loại hàng hóa dịch vụ theo Thỏa ước Ni xơ (Nice).
Với các thông tin nêu trên, quý vị đã nắm được cơ bản những vấn đề liên quan đến chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền tại Việt Nam. Nếu đăng ký quốc tế thì chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền sẽ khác và phụ thuộc vào số quốc gia chỉ định đăng ký nhãn hiệu.
Cuối cùng, chúng tôi vẫn phải xin lưu ý lại rằng, nói đến đăng ký thương hiệu độc quyền là đăng ký độc quyền nhãn hiệu như một cách nói khác. Thương hiệu không phải là một thuật ngữ pháp lý mà thuộc về marketing và được sử dụng trong ngôn ngữ kinh doanh. Thương hiệu và nhãn hiệu không đồng nhất với nhau mà có sự khác biệt khi xem xét ở các khía cạnh khác.
Đăng ký thương hiệu bao nhiêu tiền
Đăng ký thương hiệu bao nhiêu tiền là câu hỏi mà chúng tôi tiếp nhận hàng ngày, bởi đây là vấn đề được khách hàng hết sức quan tâm. Câu trả lời có thể cung cấp ngay rằng, chi phí đăng ký nhãn hiệu sẽ vào khoảng 1 triệu đồng cho 01 nhóm đầu tiên và 650 nghìn cho mỗi nhóm tiếp theo. Tuy nhiên, chi phí này có thể tăng lên nếu mỗi nhóm có nhiều hơn 06 sản phẩm/ dịch vụ.
Chi phí đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ gồm các hạng mục cụ thể như sau:
(i) Lệ phí nộp đơn;
(ii) Phí phân loại quốc tế về nhãn hiệu. Mặc định mỗi nhóm có 06 sản phẩm/ dịch vụ, và sẽ phát sinh thêm tính trên đầu mỗi sản phẩm/ dịch vụ từ thứ 07 trở lên.
(iii) Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có).
(vi) phí công bố đơn.
(v) Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn. Mặc định mỗi nhóm có 06 sản phẩm/ dịch vụ, và sẽ phát sinh thêm tính trên đầu mỗi sản phẩm/ dịch vụ từ thứ 07 trở lên.
(vi) Phí thẩm định đơn. Mặc định mỗi nhóm có 06 sản phẩm/ dịch vụ, và sẽ phát sinh thêm tính trên đầu mỗi sản phẩm/ dịch vụ từ thứ 07 trở lên.
Tổng phí nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ theo các hạng mục nêu trên (giả định mỗi nhóm chỉ có 06 sản phẩm/ dịch vụ) là 1.000.000đ. Phí có thể phát sinh nếu có các hạng mục và nội dung khác phát sinh. Phí nêu trên chưa bao gồm phí cấp văn bằng bảo hộ.
Đó là chi phí phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ. Chi phí này cũng chưa ba gồm phí cấp văn bằng bảo hộ.
Vậy tại sao phí đăng ký thương hiệu tại các Công ty luật lại cao hơn nhiều? Câu trả lời không chỉ nằm ở việc đăng ký thương hiệu bao nhiêu tiền mà còn nằm ở giá trị gia tăng mà bạn nhận được khi sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp của các Luật sư.
Doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ để tiết kiệm chi phí phải trả cho Luật sư, nhưng lại có thể phát sinh các khoản phí khác, như phí đi lại, phí sửa đơn ….. Đặc biệt là các doanh nghiệp không ở trung tâm Hà Nội thì việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua mạng của các hãng luật là một cách để tiết kiệm chi phí. Liên hệ trực tiếp với chúng tôi ngay nếu có nhu cầu tư vấn đầy đủ hơn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu, cách phân loại hàng hóa dịch vụ.
Đăng ký độc quyền sản phẩm
Trong quá trình cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc đăng ký độc quyền sản phẩm. Để quý vị nắm rõ vấn đề này, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Đăng ký độc quyền sản phẩm có thể có nhiều cách hiểu khác nhau, cụ thể gồm:
Cách hiểu thứ nhất: Đăng ký độc quyền nhãn hiệu cho sản phẩm, tức là đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu gắn liền với một hoặc một số sản phẩm nhất định.
Cách hiểu thứ hai: đăng ký bảo hộ độc quyền cho sáng chế về một sản phẩm nhất định. Ví dụ: máy chữa cháy sử dụng ni tơ lỏng….
Cách hiểu thứ ba: đăng ký lưu hành sản phẩm trên thị trường.
Trong 3 cách hiểu nêu trên, thì cách hiểu thứ ba dường như không phù hợp lắm vì đăng ký lưu hành sản phẩm trên thị trường không thể đạt kết quả là độc quyền sản phẩm. Một số sản phẩm lưu hành trên thị trường buộc phải thực hiện các thủ tục đăng ký như công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, công bố hợp quy, công bố hợp chuẩn …..
Cách hiểu thứ hai: liên quan đến việc đăng ký sáng chế cho một sản phẩm cụ thể. Như chúng ta đã biết, sáng chế là giải pháp kỹ thuật có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp, được thể hiện dưới dạng quy trình, chất hoặc một sản phẩm cụ thể.
Việc đăng ký sáng chế sẽ tạo ra cơ chế bảo hộ độc quyền cho chủ sở hữu sáng chế với thời hạn lên tới 20 năm. Thủ tục đăng ký sáng chế không quá khó khăn, nhưng để chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế đòi hỏi sự công phu và một chút kỹ năng để có thể hoàn thành viết bản mô tả sáng chế. Bản mô tả sáng chế không chỉ đơn thuần là mô tả lại giải pháp kỹ thuật mà còn phải tuân thủ các quy định pháp luật về cấu trúc bản mô tả sáng chế (như tóm tắt sáng chế, lĩnh vực ứng dụng, bản chất sáng chế, điểm khác biệt cơ bản …..).
Việc viết bản mô tả sáng chế làm sao vừa tuân thủ quy định của pháp luật, vừa mở rộng tối đa giới hạn phạm vi bảo hộ, nhưng cũng vừa giữ được những bí mật kĩ thuật nhất định. Để làm được điều đó, đòi hỏi có sự tham gia của Luật sư tư vấn có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực đăng ký sáng chế.
Cách hiểu thứ nhất: việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm. Nhãn hiệu là những dấu hiệu phân biệt hàng hoá cùng loại của các chủ thể kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu có thể bao gồm phần hình, phần chữ hoặc kết hợp cả phần hình và phần chữ.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ, với trụ sở chính tại Hà Nội, văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Nói tóm lại, nhu cầu đăng ký độc quyền sản phẩm là hoàn toàn có thật, nhưng tồn tại một số cách hiểu khác nhau. Do đó, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn, làm rõ cụ thể loại nào để hướng dẫn đầy đủ, chi tiết các thủ tục.
Tra cứu nhãn hiệu
Để được cấp văn bằng bảo hộ, nhãn hiệu phải vượt qua các điều kiện tương đối và tuyệt đối. Điều kiện tuyệt đối là nhãn hiệu không được vi phạm thuần phong mỹ tục, phải đáp ứng các điều kiện bảo hộ (như có tính phân biệt, có tính độc đáo ….). Điều kiện tương đối là phải không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác đã nộp đơn trước (hoặc có ngày ưu tiên trước).
Muốn biết nhãn hiệu có đáp ứng các điều kiện nêu trên thì phải chờ có kết quả thẩm định hình thức và nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ, tức là phải chờ tối thiểu 12 tháng thì mới có thể có kết quả chính thức.
12 tháng là một thời gian quá dài mà doanh nghiệp khó có thể chờ. Do đó, tại công ty luật chúng tôi cung cấp dịch vụ tra cứu nhãn hiệu trong thời gian ngắn. Việc tra cứu nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc nhưng khuyến khích thực hiện trước khi nộp đơn. Nếu kết quả tra cứu nhãn hiệu cho thấy nhãn hiệu đáp ứng hoàn toàn các điều kiện bảo hộ (điều kiện tương đối và điều kiện tuyệt đối) thì doanh nghiệp nên thực hiện việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chính thức. Nếu kết quả tra cứu nhãn hiệu cho thấy, nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện bảo hộ thì doanh nghiệp không nên nộp đơn để tiết kiệm chi phí và thời gian.
Thời gian tra cứu nhãn hiệu khoảng 05 – 10 ngày làm việc, với kết quả chính xác đạt đến khoảng 75%.
Chúng tôi thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu thông qua việc thẩm định khả năng đáp ứng điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu mà pháp luật đã quy định. Việc thẩm định như vậy được thực hiện bằng kinh nghiệm của Luật sư có nhiều năm hành nghề trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, cũng như trên phần mềm tra cứu nhãn hiệu chuyên dụng của chúng tôi.
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu, tra cứu nhãn hiệu, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.