Đăng ký thương hiệu và những điều nên biết!
26/03/2021 17:00Đăng ký thương hiệu mang lại những lợi ích lớn cho doanh nghiệp và có thủ tục hết sức đơn giản, nhưng không phải doanh nghiệp cũng nắm rõ vấn đề này. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi xin hướng dẫn chi tiết các quy định pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn để các bạn có thêm nguồn thông tin tham khảo một cách chính xác.
Nội dung bài viết
Đăng ký thương hiệu là gì?
Thương hiệu là tên gọi sử dụng trong thương mại, quản trị tiếp thị và trong ngôn ngữ đời thường, nhưng không phải là tên gọi quy định trong pháp luật. Điều này gây ra sự hiểu nhầm cho nhiều người. Trong pháp luật, thương hiệu được hiểu là nhãn hiệu, nhưng nếu xét về tổng thể, thương hiệu sẽ có ý nghĩa rộng hơn là nhãn hiệu. Chúng tôi sẽ phân tích nội dung này trong một bài viết khác.
Nhãn hiệu có bao gồm nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Nhãn hiệu hàng hóa là nhãn hiệu được gắn với các sản phẩm hữu hình, cụ thể và do doanh nghiệp sản xuất, nên nhãn hiệu hàng hóa thường được các doanh nghiệp sản xuất đăng ký. Mỗi nhà sản xuất có thể có hàng trăm nhãn hàng khác nhau, nên việc đăng ký thương hiệu cho các nhãn hàng đó là một biện pháp chủ động bảo vệ cần thiết và mang lại nhiều lợi ích.
Nhãn hiệu dịch vụ gắn liền với dịch vụ do cá nhân hoặc doanh nghiệp cung cấp. Chẳng hạn, bạn kinh doanh nhà hàng ăn uống thì đăng ký thương hiệu cho dịch vụ ăn uống, chứ không phải đăng ký cho các món ăn.
Có nhiều người bị nhầm lẫn giữa nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Chẳng hạn, doanh nghiệp chỉ chuyên nhập khẩu các sản phẩm bát đũa, rổ rá về bán thì chỉ đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ mua bán hàng hóa, chứ không đăng ký cho các sản phẩm đó, vì sản phẩm đó đã có thương hiệu của nhà sản xuất rồi. Một số hãng luật không uy tín thường tìm cách moi tiền của khách hàng bằng cách tư vấn đăng ký nhãn hiệu cho cả hàng hóa đó, dẫn tới tốn kém không cần thiết.
Chúng tôi thường gặp các câu hỏi đại loại như “đăng ký thương hiệu thì đăng ký phần hình hay phần chữ”?. Thực tế thì, nhãn hiệu có thể chỉ riêng phần chữ hoặc riêng phần hình hoặc kết hợp cả chữ và hình. Doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng ký phần chữ riêng, phần hình riêng và đăng ký cả chữ và hình trong một tổng thể. Đơn giản nhất, nhãn hiệu được sử dụng trên thực tế như thế nào thì đăng ký đúng như thế.
Quy trình đăng ký thương hiệu như thế nào?
Để đăng ký thương hiệu, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký.
Mặc dù không phải là thủ tục bắt buộc theo quy định của pháp luật, nhưng việc tra cứu được khuyến khích thực hiện nhằm kiểm tra trước khả năng được bảo hộ, tức là kiểm tra xem nhãn hiệu có vi phạm các điều cấm của luật hay không, và kiểm tra xem đã có tổ chức, cá nhân nào nộp đơn đăng ký cho một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của mình hay không. Trên cơ sở kết quả tra cứu, chủ đơn quyết định có nộp đơn đăng ký hay không.
Theo nguyên tắc First to file (nộp đơn trước được trước), ngay sau khi có kết quả tra cứu, nếu cho thấy chưa có ai nộp đơn đăng ký thì doanh nghiệp cần nộp đơn ngay lập tức. Kể từ thời điểm doanh nghiệp nộp đơn, nếu có bất kỳ cá nhân/ tổ chức nào khác nộp một đơn đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn, sẽ bị từ chối.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký thương hiệu
Nếu kết quả tra cứu cho thấy nhãn hiệu không vi phạm điều cấm của luật, và chưa có người nộp đơn đăng ký trước, chủ đơn sẽ thực hiện thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Công ty Luật Inteco sẽ hỗ trợ bạn trong việc tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký của nhãn hiệu. Việc duy nhất bạn cần làm là gửi mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ (dự định gắn nhãn hiệu) cho chúng tôi. Luật sư chuyên ngành sở hữu trí tuệ sẽ tra cứu và báo cáo kết quả tra cứu cho bạn một cách chi tiết, đầy đủ. Nếu nhãn hiệu chưa đáp ứng điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật, các Luật sư tư vấn của chúng tôi sẽ hướng dẫn để bạn hoàn thiện.
Tài liệu cần chuẩn bị để đăng ký thương hiệu?
Tài liệu rất đơn giản, bao gồm các loại sau đây:
Mẫu nhãn hiệu yêu cầu đăng ký;
Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Inteco để nộp đơn vào Cục Sở hữu trí tuệ
Các Luật sư của chúng tôi sẽ soạn hồ sơ đăng ký để bạn kiểm tra và kí xác nhận trước khi nộp chính thức vào cục Sở hữu trí tuệ.
Chúng tôi ở Thành phố Hồ Chí Minh thì nộp đơn đăng ký thương hiệu ở đâu?
Bạn có thể nộp đơn đăng ký tại Văn phòng phía nam của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nộp tại Cục Sở hữu tuệ thông qua đường bưu điện.
Việc khó khăn nhất khi đăng ký thương hiệu là gì?
Có hai khó khăn mà doanh nghiệp thương mắc phải là:
Khó khăn thứ nhất: phân loại hàng hóa, dịch vụ bị sai nên không đáp ứng yêu cầu về mặt hình thức đơn và bị trả lại trong giai đoạn thẩm định hình thức đơn.
Theo quy định, khi đăng ký nhãn hiệu, bạn cần nêu rõ là nhãn hiệu sẽ được sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ nào. Bạn hình dung đơn giản, là tất cả hàng hóa và dịch vụ tồn tại trên đời sẽ được phân loại thành 45 nhóm và được quy định trong Bảng phân loại theo Thỏa ước Nice. Thỏa ước Nice này có giá trị áp dụng ở hơn 150 Quốc Gia trên thế giới, và bạn có thể tìm hiểu thêm về Thỏa ước này tại đây.
Thực tế thì có rất nhiều hàng hóa, dịch vụ không được liệt kê một cách cụ thể và chi tiết trong bảng phân loại nice nên nếu không có kinh nghiệm, bạn sẽ rất dễ bị sai.
Khó khăn thứ hai: không tự đánh giá được điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu nên không đáp ứng điều kiện trong giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký.
Tổng thời gian thẩm định hình thức đơn, công bố đơn và thẩm định nội dung đơn sẽ kéo dài 12 tháng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và thực tế thường kéo dài hơn khá nhiều. Sau khi kết thúc giai đoạn thẩm định nội dung đơn, Cục Sở hữu trí tuệ mới thông báo cho chủ đơn biết là nhãn hiệu có đáp ứng điều kiện bảo hộ hay không. Nhưng thực tiễn đau lòng là nhiều doanh nghiệp nộp đơn và sử dụng nhãn hiệu bình thường, đầu tư rất nhiều chi phí để quảng cáo, in ấn và in, dập lên sản phẩm, nhưng sau khi có thông báo từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ thì phải từ bỏ nhãn hiệu, gây lãng phí thời gian và tiền bạc rất nhiều.
Chi phí thuê đơn vị tư vấn để đăng ký thương hiệu không nhiều, và chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc việc sử dụng những đơn vị chuyên nghiệp để xử lý việc đăng ký, tránh trường hợp thiệt hại số tiền rất lớn vì sai sót trong quá trình tự đăng ký.
Tin liên quan
Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ (17/06/2020)
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền (19/03/2020)
Chuyển giao công nghệ có vốn nhà nước (06/03/2020)
Bản quyền tác giả (07/12/2019)
Tra cứu và đăng ký nhãn hiệu (06/12/2019)
Nhượng quyền thương mại (06/12/2019)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)