Có sự phân biệt Quốc tịch khi đầu tư ở Việt Nam hay không ?
11/11/2019 08:06Về mặt nguyên tắc, mọi nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam không bị phân biệt và đối xử bất bình đẳng trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam và tiến hành các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng, việc không phân biệt đối xử bất bình đẳng phải được đặt trong cùng một hoàn cảnh chung. Ví dụ: cùng là nhà đầu tư Hàn Quốc với nhau tại Việt Nam; hoặc cùng là nhà đầu tư nước ngoài thuộc thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Trong quá trình cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư hoặc tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài, cần lưu ý rằng, sự khác biệt về Quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài có thể mang lại những khác biệt lớn về điều kiện đầu tư và quyền lợi của nhà đầu tư. Do đó, quy định về đầu tư ở Việt Nam không giống nhau cho mọi chủ thể kinh doanh quốc tế.
Sự khác nhau giữa nhà đầu tư nước ngoài đến từ Quốc gia thành viên của một hiệu định tự do thương mại và quốc gia không phải thành viên khi đầu tư ở Việt Nam
Trước hết, khác nhau về Quốc tịch giữa các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Quốc Gia thành viên của một hiệp định tự do thương mại và Quốc gia không phải là thành viên hiệp định tự do thương mại sẽ quy định sự khác nhau của các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Ví dụ: Nhà đầu tư đến từ Irag sẽ không có quyền yêu cầu chính phủ Việt nam cho phép đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa theo cam kết WTO. Nói như vậy sẽ có ý nghĩa rằng, Chính phủ Việt nam có thể, nhưng không bắt buộc phải cho phép nhà đầu tư đến từ Irag thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài để kinh doanh dịch vụ bán lẻ hàng hóa.
Tuy nhiên, nếu như nhà đầu tư nhật bản muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì chính phủ Việt Nam có nghĩa vụ phải mở cửa thị trường. Lý do giải thích cho sự khác nhau này, bởi Irag chưa phải là thành viên WTO, nhưng Nhật Bản là thành viên WTO.
Sự khác nhau giữa các NĐT đến từ quốc gia có ký và không ký hiệp định tự do thương mại song phương với Việt Nam khi đầu tư ở Việt Nam
Sự khác nhau về Quốc tịch giữa các nhà đầu tư đến từ các Quốc gia có ký và không ký hiệp định tự do thương mại song phương với Việt nam. Ví dụ: Nhà đầu tư Nhật Bản với nhà đầu tư Braxin là hoàn toàn khác nhau, bởi giữa Việt Nam và Nhật bản đã có Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/10/2009, tuy nhiên, giữa Việt Nam và Braxin chưa ký kết Hiệp định tự do thương mại nào.
Do đó, nhà đầu tư Nhật Bản có thể được hưởng một số ưu đãi về mở cửa thị trường (ví dụ: đầu tư vào dịch vụ cho thuê lại lao động), nhưng nhà đầu tư Braxin thì có thể bị từ chối.
Để đầu tư ở Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý điều gì
Cần phân biệt đầu tư ở Việt Nam với điều kiện kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Điều kiện đầu tư là điều kiện xác lập sự hiện diện dưới hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, nhưng điều kiện kinh doanh là điều kiện mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Trên website này, chúng tôi đã trình bày một số nội dung tư vấn về điều kiện đầu tư và điều kiện kinh doanh áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Bạn có thể tham khảo các bài viết của chúng tôi để nắm đầy đủ thông tin.
Mẹo hay: Nếu gặp khó khăn trong việc tìm bài viết, bạn vui lòng copy đoạn sau đây và dán vào trang tìm kiếm của google sẽ cho kết quả ngay lập tức: doanhnghiepvadautu.vn: điều kiện đầu tư
Tin liên quan
Dịch vụ tư vấn pháp luật (07/01/2021)
Soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại (03/11/2020)
Tìm hiểu về Pháp chế doanh nghiệp (18/04/2020)
Công ty luật phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam (17/04/2020)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)
Hướng dẫn Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh (07/12/2019)