Dịch vụ tư vấn pháp luật
07/01/2021 11:31Dịch vụ tư vấn pháp luật bao gồm những nội dung cụ thể gì và quy trình cung cấp như thế nào? Bài viết này sẽ làm rõ các vấn đề để doanh nghiệp tham khảo.
Dịch vụ tư vấn pháp luật cung cấp bởi hầu hết các hãng luật và thường được doanh nghiệp sử dụng thông qua hình thức ký hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên hoặc dịch vụ tư vấn pháp luật theo vụ việc.
Câu hỏi đặt ra, là tại sao doanh nghiệp lại nên sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật?
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Nhưng cơ hội lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro. Do đó, việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật là nhằm huy động sự tham gia và hỗ trợ của Luật sư tư vấn vào việc bảo vệ thành quả lao động và kinh doanh của doanh nghiệp. Sự bảo vệ đó cần xác lập một cách chủ động ngay từ khi có ý tưởng kinh doanh, chứ tuyệt đối không nên chờ đến khi có tranh chấp phát sinh thì mới tìm tới Luật sư tư vấn.
Luật sư tư vấn là những người có nhiều trải nghiệm qua hàng nghìn vụ việc khác nhau, khách hàng khác nhau và các cấp chính quyền khác nhau, nên luôn có cái nhìn khách quan và đầy đủ, sâu sắc hơn trong các khía cạnh pháp lý. Từ cái nhìn đó, có thể đáng giá hết các rủi ro và cơ hội, cũng như am hiểu khả năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn một cách nhuần nhuyễn, đưa lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp.
Chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật là một khoản đầu tư, bởi nó gián tiếp sinh lợi cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp không nên coi đó là một khoản chi phí tiêu hao.
Dịch vụ tư vấn pháp luật nên sử dụng như thế nào cho đúng cách?
Thông thường tại Việt Nam, doanh nghiệp luôn chờ có sự cố mới nhớ tới Luật sư. Tuy nhiên, điều đó không khác gì cháy nhà mới gọi cứu hỏa tới cứu. Luật sư có tài ba đến mấy cũng khó giúp khách hàng giữ được ngôi nhà như cũ.
Thay vào đó, doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu và kí hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật với Khách hàng luật một cách thường xuyên. Có nhiều lựa chọn cho khách hàng, và không nhất thiết là ký hợp đồng sẽ phải trả phí. Phí dịch vụ tư vấn pháp luật sẽ được thanh toán trên dịch vụ cung cấp thực tế.
Dịch vụ tư vấn pháp luật được cung cấp theo yêu cầu, tức là khi có yêu cầu của khách hàng về một vấn đề cụ thể thì Luật sư mới nghiên cứu và đưa ra ý kiến tư vấn. Nếu không có yêu cầu từ khách hàng thì Luật sư không tham gia tư vấn nên không tính phí.
Các nội dung cụ thể của dịch vụ tư vấn pháp luật
Rà soát, đánh giá tính pháp lý và đưa ra đề xuất/giải pháp sửa đổi/bổ sung/hoàn thiện các văn bản nội bộ của Khách hàng (Điều lệ, nội quy, quy chế quản lý nội bộ của Khách hàng; quyết định của chủ sở hữu và các chức danh quản lý Khách hàng; hợp đồng lao động…). Dịch vụ tư vấn pháp luật này thích hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn về quản trị nội bộ, như các doanh nghiệp niêm yếu, các tập đoàn, nhóm Khách hàng.
Đề xuất bổ sung các văn bản nội bộ cần thiết khác và trực tiếp hoặc hỗ trợ Khách hàng soạn thảo, ban hành, đăng ký các văn bản đó.
Thẩm định khía cạnh pháp lý của các dự án, giao dịch mà Khách hàng dự định thực hiện để đảm bảo phù hợp quy định pháp luật. Đề xuất các giải pháp khắc phục trong trường hợp có các giao dịch chưa phù hợp hoặc có trở ngại về khía cạnh pháp lý. Hạng mục này phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp.
Thẩm định, đánh giá tính pháp lý của các tài sản bảo đảm trong quá trình thực hiện các giao dịch cho vay, thuê tài chính …. Dịch vụ tư vấn pháp luật cụ thể này phù hợp với các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng.
Cung cấp ý kiến tư vấn và giải pháp/ đề xuất theo luật pháp, chính sách và thực tiễn tại Việt Nam về các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động và theo yêu cầu của Khách hàng như:
- Vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Khách hàng trong các lĩnh vực cho thuê tài chính, cho thuê tài sản, hoạt động trung gian tiền tệ, cấp tín dụng, đầu tư tài chính, quản lý tài sản cho thuê tài chính và các hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính khác; kinh doanh bảo hiểm; hoạt động thu hồi nợ, thu hồi tài sản; kinh doanh bất động sản, mua bán nhà ở và căn hộ, bất động sản du lịch; xây dựng; đất đai và các vấn đề liên quan; hạ tầng; sở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ; mua bán thương mại, ngoại thương; v.v…
- Vấn đề quyết định đầu tư và quản lý dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đầu tư ra nước ngoài: xây dựng hồ sơ pháp lý của dự án, thẩm định vấn đề pháp lý của dự án đầu tư, điều kiện, thủ tục, chế độ báo cáo, điều chỉnh, gia hạn dự án đầu tư và các vấn đề pháp lý liên quan khác.
- Vấn đề quản trị doanh nghiệp: cơ cấu tổ chức quản lý Khách hàng; bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý của Khách hàng; thực hiện các quyền và trách nhiệm của các cơ quan và người quản lý Khách hàng; thay đổi các nội dung hoạt động của Khách hàng; đầu tư, góp vốn….
- Vấn đề tuân thủ điều lệ, quy chế quản lý nội bộ của Khách hàng.
- Vấn đề kế toán, thuế: chế độ kế toán doanh nghiệp; đăng ký thuế với cơ quan nhà nước; kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân; chế độ quản lý và sử dụng hóa đơn và các vấn đề liên quan đến thuế như khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng….
- Vấn đề lao động: tuyển dụng lao động Việt Nam, lao động nước ngoài; chế độ lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, an toàn lao động, việc thực hiện hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động…. Dịch vụ tư vấn pháp luật này phù hợp và cần thiết với mọi loại hình doanh nghiệp.
- Vấn đề giải quyết tranh chấp nội bộ và tranh chấp giữa Khách hàng với các tổ chức, cá nhân khác.
- Vấn đề xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của Khách hàng.
Rà soát, đánh giá tính pháp lý và đưa ra đề xuất/giải pháp sửa đổi/bổ sung/hoàn thiện tất cả các văn bản/tài liệu/giao dịch mà Khách hàng đã thực hiện với các tổ chức, cá nhân khác từ khi được thành lập cho đến nay (nếu có).
Xem xét và xác nhận về tính hợp pháp của các văn bản, tài liệu giao dịch trong phạm vi hoạt động kinh doanh của Khách hàng cũng như góp ý sửa đổi, bổ sung các văn bản, tài liệu giao dịch đó cho phù hợp với quy định của pháp luật và bảo vệ lợi ích tối đa cho Khách hàng.
Đại diện hoặc cùng với Khách hàng thảo luận, thương lượng và/hoặc họp với các cơ quan nhà nước của Việt Nam, các pháp nhân và/hoặc cá nhân khác với tư cách là Luật sư, người đại diện uỷ quyền để thực hiện các hoạt động kinh doanh bảo vệ lợi ích tối đa cho Khách hàng.
Đại diện tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Khách hàng tại các cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân) khi xảy ra tranh chấp.
Tin liên quan
Soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại (03/11/2020)
Mua bán trường học – kinh nghiệm thành công! (02/09/2020)
Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (24/06/2020)
Biên bản họp Hội đồng quản trị (18/04/2020)
Tìm hiểu về Pháp chế doanh nghiệp (18/04/2020)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)
Hướng dẫn Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh (07/12/2019)