Điều kiện sản xuất bia cập nhật mới nhất 2020
26/04/2020 16:54Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có nguồn nông sản và nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống. Trong những năm gần đây, một trong những ngành sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống phát triển nổi trội nhất là ngành sản xuất bia.
Sản xuất bia là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn do thói quen, đặc điểm của người tiêu dùng Việt Nam. Bia là loại đồ uống được ưa chuộng không chỉ trong các buổi tụ tập bạn bè, giao lưu công việc, gặp mặt đối tác mà còn hiện diện cả trong bữa cơm gia đình, họp mặt người thân.
Do vậy, có rất nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm đến thị trường đầy triển vọng này. Tuy nhiên, sản xuất bia là ngành nghề kinh doanh có điều kiện (thuộc ngành kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương) theo quy định của Luật Đầu tư 2014 và một số văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Để được sản xuất kinh doanh bia một cách hợp pháp theo quy định pháp luật, nhà đầu tư cần đáp ứng một số điều kiện nhất định. Vậy các điều kiện ấy là gì? Mời Độc giả theo dõi phần bài viết dưới đây của chúng tôi.
Nội dung bài viết
Nghị định về quản lý sản xuất, kinh doanh bia
Như đã nêu ở phần giới thiệu, sản xuất bia là lĩnh vực kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương. Để được sản xuất bia, các cơ sở phải có đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các điều kiện cụ thể như sau:
Điều kiện đối với cơ sở sản xuất bia
Về thiết kế, bố trí và kết cấu nhà xưởng của cơ sở sản xuất bia
Nhà xưởng của cơ sở sản xuất bia phải được thiết kế, bố trí sao cho đảm bảo:
Có ngăn cách, cách biệt giữa các khu vực: Kho (nguyên liệu, phụ liệu, chất hỗ trợ chế biến, bảo quản sản phẩm); sản xuất (sơ chế, làm sạch và xử lý nguyên liệu, đường hóa, nhân men giống, lên men, lắng, lọc, chiết rót và hoàn thiện sản phẩm); hệ thống vệ sinh công nghiệp (CIP); cơ khí động lực; tập kết chất thải rắn và hệ thống thu gom xử lý nước thải; các công trình phụ trợ để tránh lây nhiễm chéo.
Kết cấu nhà xưởng phải đảm bảo có các khu vực cho từng công đoạn sản xuất. Các khu vực ấy phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Khu vực xay, nghiền nguyên liệu đảm bảo không gây bụi ra môi trường xung quanh và không ảnh hưởng đến các công đoạn sản xuất khác;
- Khu vực nhân men giống phải đảm bảo điều kiện vệ sinh, phù hợp yêu cầu công nghệ, thuận tiện cho việc vệ sinh và khử trùng;
- Khu vực lọc và chiết rót: phải bố trí riêng biệt, đảm bảo vô trùng, tránh côn trùng và lây nhiễm chéo từ các nguồn ô nhiễm xung quanh;
Về hệ thống cung cấp nước sản xuất
Trong trường hợp có sự cố về chất lượng nước, lập tức dừng sản xuất và cô lập sản phẩm sản xuất trong thời gian xảy ra sự cố;
Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn dùng để nấu bia phải được chứa đựng trong các thiết bị riêng, đảm bảo không bị thôi nhiễm, không bị nhiễm bẩn hoặc nhiễm vi sinh vật từ các nguồn nhiễm khác.
Về hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải
Chất thải rắn:
– Bã hèm bia phải được thu dọn sạch sẽ, định kỳ không quá 48 giờ/lần;
– Các loại giấy, nhãn, vỏ chai vỡ, nút cũ, hỏng có thể thu hồi để tái sử dụng, phải được thu gom, phân loại tại nguồn và được lưu giữ trong các túi hoặc thùng được phân biệt theo quy định của cơ sở trước khi vận chuyển đến nơi xử lý.
Chất thải nguy hại
– Chất thải nguy hại phải được thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý riêng theo quy định hiện hành;
– Phải được quản lý và xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường đối với chất thải nguy hại
Về điều kiện của hệ thống kho
Yêu cầu chung đối với các kho (nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao bì, thành phẩm) phải: đảm bảo đủ sức chứa theo công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất;
Về hệ thống kiểm soát chất lượng nguyên liệu và sản phẩm
– Khu vực kiểm soát chất lượng được bố trí riêng biệt, thuận tiện cho việc kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất; được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị, dụng cụ tối thiểu để đo đạc, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng cơ bản đối với các nguyên liệu chính và thành phẩm. Bộ phận kiểm tra vi sinh vật phải đảm bảo vô trùng và cách biệt với các bộ phận kiểm tra khác;
– Trường hợp không có phòng kiểm soát chất lượng thì cơ sở phải có hợp đồng với đơn vị kiểm tra, phân tích có năng lực và chuyên môn phù hợp để kiểm soát các chỉ tiêu cơ bản của nguyên liệu chính và thành phẩm;
– Có khu vực lưu mẫu, hồ sơ lưu mẫu và thực hiện chế độ lưu, hủy mẫu theo yêu cầu bảo quản của từng loại mẫu.
Điều kiện kinh doanh bia
Thiết bị nấu, đường hóa, lọc nước nha (nước hèm)
Phải được tẩy rửa bằng hóa chất và khử trùng theo quy trình vệ sinh công nghiệp do chủ cơ sở ban hành. Các cửa mở ở nắp nồi nấu được bảo vệ bằng các viền nổi đảm bảo tránh nhiễm bẩn từ nước làm vệ sinh bề mặt thiết bị.
Thiết bị lên men
– Các đầu ống kết nối với thiết bị nhân men giống phải treo trên giá không đặt trực tiếp nền sàn và vệ sinh vô trùng trước khi sử dụng;
– Các cửa mở ở nắp thiết bị lên men (tank) lên men được bảo vệ bằng các viền nổi để tránh nhiễm nước làm vệ sinh bề mặt thiết bị.
Trước khi có Nghị định 17/2020/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, các điều kiện của cơ sở sản xuất bia rất phức tạp.
Hiện tại, các điều kiện này đã được sửa đổi, rút gọn để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế nhưng vẫn đáp ứng đủ yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để cơ sở sản xuất bia có thể hoạt động đạt tiêu chuẩn.
Tham khảo thêm bài viết về điều kiện kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương:
Tin liên quan
Điều kiện kinh doanh bán buôn, bán lẻ thuốc (11/12/2020)
Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô (05/11/2020)
Xuất khẩu lao động: Điều kiện kinh doanh cần biết (04/11/2020)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)