Rối rắm điều kiện đầu tư và điều kiện đầu tư kinh doanh
14/03/2020 12:00Nội dung bài viết
Điều kiện đầu tư và điều kiện đầu tư kinh doanh
Điều kiện đầu tư kinh doanh và điều kiện đầu tư; là hai khái niệm được quy định tại Điều 2, Nghị định 118/2015/NĐ-CP và cá nhân tôi thấy rằng; khá rối rắm và không cần thiết.
Điều kiện đầu tư (ĐKĐT)
Theo giải thích, thì Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng; khi thực hiện hoạt động đầu tư trong những ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định, điều ước quốc tế về đầu tư.
Điều kiện đầu tư kinh doanh (ĐKĐTKD)
ĐKĐTKD là điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng theo quy định của luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư; khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư 2014. Phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2014 là Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Điểm chung và điểm riêng
Như vậy, điểm chung của hai khái niệm này đó là đều nhằm chỉ tới các điều kiện mà nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng;khi thực hiện các hoạt động đầu tư trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Điểm khác nhau ở chỗ; ĐKĐT được quy định trong nhiều văn bản hơn; bao gồm luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư. Trong khi đó, ĐKĐTKD chỉ được quy định trong Phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2014.
Như vậy, có thể xác định rằng, phạm vi ĐKĐT rộng hơn nhiều so với ĐKĐTKD mà nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng. Nói một cách khác, giới hạn xác định ĐKĐT và ĐKĐTKD là trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện; nhưng danh mục nghành nghề có điều kiện trong ĐKĐT có thể được quy định ở nhiều văn bản hơn.
Khi nào thì áp dụng ĐKĐT và khi nào thì áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh?
ĐKĐT đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
b) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
c) Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
d) Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;
đ) Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Nói cách khác, đây chính là các điều kiện đối với nhà đầu tư; gia nhập thị trường Việt nam nói chung và thị trường ngành nói riêng. Về cơ bản, khi nhà đầu tư bắt đầu thực hiện các thủ tục đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; như thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hoặc điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư để bổ sung ngành nghề mới.
Đối với ĐKĐTKD, còn được hiểu là điều kiện sau; thường được hiểu là điều kiện mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cần phải tuân thủ khi đi vào hoạt động. Tuy nhiên, điều này thực sự không hoàn toàn đúng; khi thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài chứng minh việc đủ điều kiện khi tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập.
Tin liên quan
Vốn huy động và các hình thức huy động vốn! (26/06/2021)
Nơi cư trú của cá nhân xác định như thế nào? (05/05/2021)
Thuế thu nhập doanh nghiệp (05/05/2021)
Hợp đồng thương mại và kinh nghiệm soạn thảo (05/05/2021)
Kinh doanh bất động sản và những điều cần biết! (04/05/2021)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)