Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
05/11/2020 13:09Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tạo ra nhiều thay đổi, các cuộc gặp gỡ, trao đổi có thể diễn ra online; nhân viên có thể làm việc tại nhà thay vì di chuyển đến nơi làm việc;… Tuy vậy, nhu cầu đi lại vẫn luôn là một trong những nhu cầu quan trọng, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải hành khách vẫn tồn tại và không ngừng phát triển.
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô là một trong số những hình thức của kinh doanh vận tải đường bộ. Đây là một trong số những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được ghi nhận tại Phụ lục 4 Luật số 03/2016/QH14 về sửa đổi bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.
Vậy các điều kiện cần thiết để kinh doanh ngành nghề này là gì? Mời Quý Độc giả theo dõi phần bài viết dưới đây của chúng tôi.
Nội dung bài viết
- 1 1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô là gì?
- 2 2. Các hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
- 3 3. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
- 3.1 3.1. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định:
- 3.2 3.2. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định:
- 3.3 3.3. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
- 3.4 3.4. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
- 3.4.1 Điều kiện về xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng:
- 3.4.2 Điều kiện đối với lái xe:
- 3.4.3 Điều kiện đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, lai xe vận chuyển học sinh, sinh biên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc
- 3.4.4 Điều kiện về hợp đồng vận chuyển:
- 3.4.5 Một số điều kiện khác:
- 3.5 3.5. Điều kiện kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô là gì?
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách nhằm mục đích sinh lợi (Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP).
2. Các hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm các hình thức sau:
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định: là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có xác định bến xe khách nơi đi, nơi đến (điểm đầu, điểm cuối đối với tuyến xe buýt);
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định: là kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự lý, phạm vi hoạt động nhất định (bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh và liên tỉnh);
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi: là dùng xe ô tô (sức chứa dưới 9 chỗ, bao gồm cả lái xe) để vận chuyển hành khách theo lịch trình hành khách yêu cầu; có dùng đồng hồ tính tiền hoặc phần mềm đặt xe, tính cước và kết nối trực tuyến với khách hàng;
– Kinh doanh vận tải xe khách theo hợp đồng;
– Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô: được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành (bằng bản giấy hoặc bản điện tử) giữa đơn vị kinh doanh vận tải với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (thuê cả người lái) để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch.
3. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
Tùy vào mỗi hình thức kinh doanh vận tải hành khách mà điều kiện áp dụng lại có một số điểm khác biệt. Điều kiện cụ thể của từng hình thức như sau:
3.1. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định:
Đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định là doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thì doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ được đăng ký khai thác tuyến theo quy định.
Điều kiện về tuyến cố định:
Phải xuất phát và kết thúc tại bến xe khách từ loại 1 đến loại 6 (Với các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực có điều kiện KT-XH khó khănn mà chưa có bến xe khách từ loại 1 đến loại 6 thì được xuất phát và kết thúc tại bến xe dưới loại 6).
Điều kiện về xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định:
– Có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ mang thai;
– Có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe;
– Có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;
– Phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
– Xe ô tô để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; được niêm yết đầy đủ thông tin trên xe;
– Phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
3.2. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định:
Đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định là doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách vằng xe buýt thì được tham gia đấu thầu hoặc đặt hàng khai thác tuyến xe bút trong danh mục mạng lưới tuyến đã công bỗ.
Điều kiện về xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt:
– Có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ mang thai;
– Có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);
– Có phù hiệu “XE BUÝT” được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe;
– Có sức chứa từ 17 chỗ trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác của xe phải theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Lưu ý: Với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyến có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 5 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 7 mét trở xuống) thì được sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 12 đến dưới 17 chỗ.
– Phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
3.3. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Điều kiện về xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi
– Có phù hiệu “XE TAXI” được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; Phải được niêm yết cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quan trên kính phía trước và phía sau xe với kịch thức của cụm từ “XE TAXI” là 06×20 cm hoặc được lựa chọn gắn hộp đèn với chữ “XE TAXI” cố định trên nóc xe (kích thức tối thiểu là 12×30 cm);
– Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất); không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
– Phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
– Nếu xe ô tô có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó;
– Phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
Đối với xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền:
– Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền (được cơ quan có thẩm quyền đo lường kiểm định và kẹp chì); có thiết bị in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tình tiền trên xe; đồng hồ tính tiền và thiết bị in phải được gắn cố định tại vị trí hành khách dễ quan sát; lái xe phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền và trả cho hành khách khi kết thúc hành trình;
– Phiếu thu tiền phải có các thông tin tối thiểu, gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả.
Đối với xe taxi sử dụng phần mềm đặt xe, hủy xe, tính cước chuyến đi:
– Trên xe phải có thiết bị kết nối trực tiếp với hành khách để đặt xe, hủy chuyến;
– Tiền cước chuyến đi được tính theo quãng đường xác định trên bản đồ số;
– Phần mềm tính tiền phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; giao diện dành cho hành khách phải có tên hoặc biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và phải cung cấp cho hành khách trước khi thực hiện vận chuyển các nội dung tối thiểu gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, họ và tên lái xe, biển kiểm soát xe, hành trình, cự ly chuyến đi (km), tổng số tiền hành khách phải trả và số điện thoại giải quyết phản ánh của hành khách.
Điều kiện khác:
Phải thông báo đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh về phương thức tính tiền sử dụng trên xe taxi của đơn vị trước khi thực hiện kinh doanh vận tải.
3.4. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
Điều kiện về xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng:
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống (xe có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất);
– Phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin khác trên xe;
– Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” là 06 x 20 cm;
– Nếu xe ô tô có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó;
– Phải lắp thiết bị giám sát hành trình;
– Không được đón, trả khách ngoài địa điểm trong hợp đồng (ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ như: cứu người, thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chức năng).
Điều kiện đối với lái xe:
Khi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, lái xe (ngoại trừ lái xe thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới) còn phải:
– Mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
– Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
– Trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử, lái xe phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp.
Điều kiện đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, lai xe vận chuyển học sinh, sinh biên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc
– Trước khi thực hiện hợp đồng, phải thông báo một lầm các nội dung tối thiểu của hợp đồng; phải thông báo khi có sự thay đổi về hành trình, thời gian vận chuyển hoặc các điểm dừng đỗ, đón trả khách;
– Vận chuyên đúng đối tượng theo hợp đồng (học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc)
Điều kiện về hợp đồng vận chuyển:
– Hợp đồng vận chuyển phải được đàm phán, ký kết trước khi thực hiện vận chuyển giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê lái xe);
– Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả người lái xe); chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm tại hợp đồng vận chuyển đã ký kết;
Một số điều kiện khác:
– Không được:
+ Gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp;
+ Xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, bán vé/thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức;
+ Ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau;
+ Đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh;
– Trong thời gian một tháng, mỗi xe ô tô không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp, phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị; việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.
3.5. Điều kiện kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
Điều kiện về xe ô tô vận tải khách du lịch:
– Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất); xe có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất);
– Có biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin trên xe;
– Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE DU LỊCH” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE DU LỊCH” là 06 x 20 cm;
– Phải lắp thiết bị giám sát hành trình;
– Nếu xe ô tô có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó.
Điều kiện với lái xe:
Khi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, lái xe (ngoại trừ lái xe thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới) còn phải:
– Mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
– Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
– Trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử, lái xe phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp.
Điều kiện về hợp đồng vận chuyển:
Đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô, đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành và lái xe:
– Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe; chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành đã ký kết;
– Không được: gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức;
Một số điều kiện khác:
– Trường hợp sử dụng xe ô tô để vận chuyển khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đi không nằm trong phạm vi của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh;
– Trong thời gian một tháng, mỗi xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đi không nằm trong phạm vi của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp, phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị;
Việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.
Tin liên quan
Điều kiện kinh doanh bán buôn, bán lẻ thuốc (11/12/2020)
Xuất khẩu lao động: Điều kiện kinh doanh cần biết (04/11/2020)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)
Hướng dẫn Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh (07/12/2019)