Những doanh nghiệp nào phải xin cấp phép cơ sở bán lẻ?
25/11/2019 19:53Cấp phép cơ sở bán lẻ theo quy định pháp luật Việt Nam
Theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (sau đây gọi chung là “Giấy chứng nhận bán lẻ”) được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ.
Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đăng ký ngành nghề phân phối bán lẻ và việc bán lẻ đó thực hiện tại cơ sở bán lẻ thì có nghĩa vụ thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận bán lẻ. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký ngành nghề phân phối bán lẻ nhưng không lập cơ sở bán lẻ thì không buộc phải xin cấp Giấy chứng nhận bán lẻ.
Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện bán lẻ, như siêu thị, cửa hàng, gian hàng trong khu thương mại …..
Cấp phép cơ sở bán lẻ trong một số trường hợp cụ thể
Đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng bên nước ngoài chỉ chiếm dưới 49% vốn:
Theo hướng dẫn tại Nghi định 09/2018/NĐ-CP thì giấy chứng nhận bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ.
Theo giải thích tại Luật đầu tư, thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Như vậy, tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động phân phối bán lẻ theo hình thức bán tại cơ sở bán lẻ đều phải xin cấp giấy chứng nhận bán lẻ.
Như vậy, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn thành lập ngay từ đầu, thì dù phần vốn góp của bên nước ngoài chỉ 1% cũng phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bán lẻ.
Đối với những doanh nghiệp mà nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (đã thành lập tại Việt Nam):
Theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP, tổ chức kinh tế thuộc các trường hợp sau đây phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh khi thực hiện các hoạt động phải cấp Giấy phép kinh doanh, thủ tục cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ khi lập cơ sở bán lẻ, theo quy định tại Nghị định này:
(i) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên; và
(ii) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
(Tổ chức kinh tế quy định tại điểm (i) nêu trên như sau: Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh).
Tổ chức kinh tế có cơ sở bán lẻ tại Việt Nam, sau khi nhận vốn góp trở thành tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư, phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
Như vậy, kể cả khi doanh nghiệp Việt Nam đã hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, sau đó có nhà đầu tư nước ngoài vào mua cổ phần thì cũng phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận bán lẻ.
Trên đây là một số ý kiến lưu ý của chúng tôi liên quan đến đối tượng phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bán lẻ. Nếu bạn cần thêm thông tin, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
Tin liên quan
Hợp đồng nguyên tắc và mẫu hợp đồng nguyên tắc (04/04/2021)
Chấp thuận chủ trương đầu tư và những điều cần biết! (02/04/2021)
Dịch vụ thành lập công ty tại Tphcm (28/03/2021)
Mẫu hợp đồng kinh tế và những điều cần biết! (26/03/2021)
Đơn phương chấm dứt hợp đồng (18/03/2021)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)
Hướng dẫn Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh (07/12/2019)