Giấy phép cho thuê lại lao động và dịch vụ liên quan
18/03/2020 15:41Nội dung bài viết
1. Cho thuê lại lao động và Giấy phép cho thuê lại lao động là gì?

Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, sau đó làm việc với người sử dụng lao động khác. Những người lao động này chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và được hướng dẫn, quy định chi tiết tại Nghị định số 29/2019/NĐ-CP. Để được cung cấp dịch vụ cho thuê lại lao động, doanh nghiệp cần được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
2. Điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Để được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
– Là người quản lý doanh nghiệp;
– Không có án tích;
– Đã làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
(ii) Điều kiện về ký quỹ
Một trong những điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy phép cho thuê lại lao động là: doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 VNĐ (Hai tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Số tiền ký quỹ này được sử dụng để thanh toán các khoản như: tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội, bao hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bồi thường cho người lao động thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại.
(iii) Các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
Doanh nghiệp cần lưu ý rằng, không phải công việc nào cũng được thực hiện cho thuê lại lao động. Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 29/2019/NĐ-CP. Cụ thể, các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động bao gồm:
– Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký;
– Thư ký/Trợ lý hành chính;
– Lễ tân;
– Hướng dẫn du lịch;
– Hỗ trợ bán hàng;
– Hỗ trợ dự án;
– Lập trình hệ thống máy sản xuất;
– Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hinhd, viễn thông;
– Vận hành/kiểm tra/sử chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất;
– Dọn dẹp vệ sinh toà nhà, nhà máy;
– Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay vè thiết bị tàu bay/Điều độ, khai thác bay/Giám sát bay;
– Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí;
– Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển;
– Lái xe;
– Scan, vẽ ký thuật công nghiệp/Trang trí nội thất;
– Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô;
– Xử lý các vấn đề tài chính, thuế;
– Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại;
– Vệ sĩ/Bảo vệ;
– Biên tập tài liệu.
>>Xem thêm tại đây
Tin liên quan
Dịch vụ tư vấn pháp luật (07/01/2021)
Mua bán trường học – kinh nghiệm thành công! (02/09/2020)
Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (24/06/2020)
Biên bản họp Hội đồng quản trị (18/04/2020)
Họp Đại hội đồng cổ đông (10/04/2020)
Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần (26/03/2020)
Tên doanh nghiệp (23/03/2020)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)
Hướng dẫn Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh (07/12/2019)