Hiểu thế nào về vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài
16/03/2020 10:40Nội dung bài viết
Vốn đầu tư là gì?

Hoạt động đầu tư nước ngoài là hoạt động của các nhà đầu tư (sau đây viết tắt là “NĐT”) không có Quốc tịch Việt Nam thực hiện tại Việt Nam thông qua việc bỏ vốn vào kinh doanh tại Việt Nam bằng một trong các hình thức:
- Đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư (sau đây viết tắt là “VĐT”) nước ngoài;
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp có VĐT nước ngoài;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác.
Theo giải thích tại Điều 2, Nghị định 118/2015/NĐ-CP, VĐT của dự án là vốn góp của NĐT và vốn do NĐT huy động để thực hiện dự án đầu tư. VĐT được ghi tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Các bộ phận cấu thành của vốn đầu tư

Bao gồm hai phần như sau:
Phần thứ nhất: Phần vốn góp của chủ đầu tư
Vốn góp của chủ đầu tư là gì?
Vốn góp của chủ đầu tư là số tiền mà chủ đầu tư thực góp vào doanh nghiệp có VĐT nước ngoài. Phần vốn này còn gọi là vốn chủ và phải được NĐT góp trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Vốn góp của chủ đầu tư còn được gọi là vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Quy trình góp vốn đối với việc thành lập doanh nghiệp có VĐT nước ngoài:
Bước 1: NĐT hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp có VĐT nước ngoài để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Bước 2: Hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp;
Bước 3: Khắc và thông báo sử dụng mẫu dấu;
Bước 4: Mở tài khoản thanh toán và mở tài khoản vốn tại một ngân hàng thương mại.
Lưu ý:
Chúng tôi đặc biệt lưu ý nội dung tại bước 4. Rất nhiều doanh nghiệp có VĐT nước ngoài hay mắc lỗi trong giai đoạn này. Họ thường gặp khó khăn ở khâu thủ tục với ngân hàng khi thực hiện bước này. Nhiều doanh nghiệp thậm chí không có tài khoản vốn.
Sau khi có tài khoản vốn, NĐT chuyển tiền từ tài khoản của NĐT vào tài khoản vốn. Tiếp đến, NĐT chuyển tiền từ tài khoản vốn sang tài khoản quản lý (tài khoản thanh toán).
Trong quá trình cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư cho NĐT nước ngoài, chúng tôi đã trải nghiệm một số trường hợp NĐT không chuyển tiền vào tài khoản vốn mà chuyển thẳng vào tài khoản thanh toán. Điều này là sai quy định của pháp luật Việt Nam, dẫn đến việc số tiền mà NĐT đã thực chuyển không được công nhận là vốn góp. Điều này dẫn đến việc NĐT nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ góp vốn.
Phần thứ hai: Vốn huy động
Vốn huy động được hiểu là vốn vay từ các tổ chức tín dụng, vốn vay từ chủ đầu tư và sẽ được hạch toán là khoản phải trả trên bảng cân đối kế toán.
Vốn vay có thể được góp ngay sau khi hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc khi có nhu cầu. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp có VĐT nước ngoài không sử dụng đến phần vốn vay này.
Một số lưu ý về VĐT trong quá trình hoạt động
Lưu ý 1:
Tổng VĐT là tổng số tiền mà chủ đầu tư bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể sử dụng doanh thu để quay vòng hoặc tái đầu tư.
Tuy nhiên, nếu sau khi kết thúc năm tài chính, nếu doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận chưa chia của năm trước đó để tái đầu tư thì số tiền tái đầu tư đó sẽ bị coi là tăng VĐT, và doanh nghiệp có VĐT nước ngoài sẽ phải thực hiện thủ tục tăng VĐT (tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp).
Lưu ý 2:
Nếu NĐT chuyển thêm vốn (bằng tiền mặt hoặc tài sản) vào doanh nghiệp thì phải thực hiện thủ tục tăng VĐT. Thủ tục này phải hoàn thành trước khi thực hiện việc chuyển tiền. Nếu không thực hiện thủ tục tăng vốn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp thì ngân hàng có thể từ chối việc cho phép chuyển tiền.
VĐT bổ sung này phải được chuyển thẳng vào tài khoản vốn, sau đó mới chuyển vào tài khoản thanh toán.
Lưu ý 3:
Trong trường hợp NĐT có nhu cầu tăng phần vốn vay, hoặc thay đổi hạn mức thì phải thực hiện việc điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp. Thủ tục này phải hoàn thiện trước khi tiến hành vay.
Đối với các khoản vay trung và dài hạn từ nước ngoài, doanh nghiệp có VĐT nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Xem ngay dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài
Tin liên quan
Vốn huy động và các hình thức huy động vốn! (26/06/2021)
Nơi cư trú của cá nhân xác định như thế nào? (05/05/2021)
Thuế thu nhập doanh nghiệp (05/05/2021)
Hợp đồng thương mại và kinh nghiệm soạn thảo (05/05/2021)
Kinh doanh bất động sản và những điều cần biết! (04/05/2021)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)