Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và những điều cần lưu ý
15/03/2020 17:08Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt chú ý
Hình thức hợp đồng được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào

Theo quy định tại Điều 27 Luật Thương mại 2005; thì mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp; hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều áp dụng luật Việt Nam nói chung và Luật thương mại nói riêng. Do đó, trong phần dưới đây, chúng tôi nêu một số quan điểm và nội dung có liên quan để bạn đọc tham khảo để vận dụng trong quá trình soạn thảo hợp đồng.
Hình thức hợp đồng theo các quan điểm trên thế giới

Khi nói đến Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thường có hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất: hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có thể được ký kết bằng lời nói; bằng văn bản; bằng hành vi; hay bằng bất kỳ hình thức nào khác do các bên tự do thoả thuận. Các nước theo quan điểm này hầu hết là các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, như Anh, Pháp, Mỹ…
Quan điểm thứ hai: Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được ký kết dưới hình thức văn bản. Những nước nêu ra quan điểm này; là một số nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam. Điều 27 khoản 2 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị pháp lý tương đương”. Các hình thức có giá trị pháp lý tương đương ở đây bao gồm điện báo; telex; fax; thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật (điều 3 khoản 15 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005).
Sự bất đồng quan điểm này làm cho Công ước Viên năm 1980; về Hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá; phải lựa chọn sự dung hòa; bằng cách đưa vào Công ước những quy định theo hướng công nhận cả hai điều khoản liên quan đến Hình thức hợp đồng. Điều 11 của Công ước quy định rằng; hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá có thể được ký kết bằng lời nói; và không cần thiết phải tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào khác về mặt Hình thức hợp đồng. Còn điều 96 thì lại cho phép các quốc gia bảo lưu; không áp dụng điều 11 trên; nếu luật pháp của quốc gia đó quy định hình thức văn bản là bắt buộc; đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Điều này có nghĩa là; nếu Việt Nam tham gia vào Công ước thì Việt Nam được quyền bảo lưu không áp dụng điều 11 của Công ước; vì pháp luật Việt Nam quy định hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được ký kết bằng văn bản.
Lời khuyên của Luật sư cho các doanh nghiệp Việt Nam là mọi hợp đồng mua bán ký với các đối tác nước ngoài; phải được lập bằng văn bản. Ký bằng văn bản sẽ giúp các bên có được bằng chứng đầy đủ; khi phải ra tranh tụng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh. Ký bằng văn bản sẽ tạo điều kiện cho sự kiểm tra; giám sát việc thực hiện hợp đồng có hiệu quả hơn. Ngoài ra, ký hợp đồng bằng văn bản cũng tỏ rõ nhiều ưu thế hơn so với hình thức phi văn bản (xem bảng 1).
So sánh lợi ích của hình thức văn bản và hình thức miệng
Bên cạnh đó, khi nói đến hình thức hợp đồng mua bán ngoại thương; cũng cần lưu ý đến cái gọi là: “hình thức có giá trị pháp lý tương đương văn bản” như điều 3 khoản 15 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định. Thực chất điều này là nói về Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; được ký dưới dạng hợp đồng điện tử. Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu”. Nói cách khác, hợp đồng điện tử là hợp đồng; được ký kết thông qua các phương tiện điện tử như thư điện tử, điện báo, fax, telex; thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là pháp luật thương mại Việt Nam đã thừa nhận những hợp đồng ký bằng fax, thư điện tử…có giá trị pháp lý như ký bằng văn bản. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý rằng bên cạnh những tiện ích mà hợp đồng điện tử mang lại; các bên phải đối mặt với nhiều rủi ro cả về mặt kỹ thuật; cả về mặt thương mại cũng như cả về mặt pháp lý.
Một hợp đồng được hình thành khi một đề nghị giao kết hợp đồng (thường được gửi dưới dạng một đơn chào hàng) được chấp nhận. Đối với hình thức hợp đồng điện tử; các vấn đề có thể phát sinh khi một đơn chào hàng; hoặc một sự chấp nhận bị mạo danh bởi một người nào đó không có thẩm quyền về mặt pháp lý; để ràng buộc công ty với hợp đồng. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể nhận được đơn chào hàng; hay đơn đặt hàng được ký bởi một chữ ký không đảm bảo an toàn; ví dụ như loại chữ ký gồm các ký tự đơn giản; chữ ký là một bản quét chữ ký viết tay, v.v… Trong trường hợp như vậy, doanh nghiệp cần có một thư điện tử yêu cầu đối tác xác nhận thông tin đã nêu; nhằm tránh những rủi ro có thể phát sinh. Nếu doanh nghiệp không có sự xác nhận lại như thế hoặc không có những thủ tục ràng buộc; rất có khả năng một người khác đang lợi dụng những thông tin của bên đối tác để gửi đơn chào hàng hoặc đơn đặt hàng giả. Nếu thực hiện việc giao hàng (hoặc cung ứng dịch vụ) theo những đơn chào hàng; đơn đặt hàng đó; doanh nghiệp sẽ gánh chịu thiệt hại về vật chất do gặp rủi ro không lấy được tiền hàng.
Bên cạnh đó, đối với hình thức hợp đồng điện tử; vấn đề về lưu trữ chữ ký điện tử cũng là vấn đề phức tạp. Doanh nghiệp sử dụng chữ ký điện tử; cần phải có sự đảm bảo về việc bảo mật cho các chữ ký dạng này được lưu giữ trong các máy vi tính vì trong trường hợp bất kỳ; nếu một người nào tiếp cận được với chữ ký đó và dùng nó để ký hợp đồng; thì doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải công nhận hiệu lực của hợp đồng điện tử đã ký kết trước đối tác của mình. Về mặt pháp lý; dù điều đó bất lợi cho mình. Hoặc nếu doanh nghiệp để lọt mật mã vào tay người khác; người này có thể giả mạo doanh nghiệp để giao kết hợp đồng điện tử với đối tác. Trong những trường hợp như vậy,;doanh nghiệp có thể sẽ chịu rất nhiều rủi ro như: mất danh tiếng; phải thực hiện những hợp đồng không phải do mình ký; đối tác không tin tưởng v.v…
Nếu có tranh chấp xảy ra về mặt hình thức hợp đồng ; bất lợi sẽ rơi vào doanh nghiệp không có khả năng bảo mật; kiểm soát việc sử dụng các phương tiện điện tử; bởi vì; bằng chứng để chứng minh nhằm ràng buộc bên có hành vi mạo nhận; hoặc lừa đảo là rất khó khăn và tốn kém. Nói chung, các toà án sẽ không bắt giữ các cá nhân hoặc tổ chức bị mạo danh với các điều khoản của hợp đồng; tuy nhiên nếu do tính cẩu thả của các cá nhân hoặc tổ chức này khiến cho việc giả mạo phát triển tới mức thành lừa đảo; thì họ có thể bị toà án buộc tội cho việc phá vỡ hợp đồng. Ví dụ, nếu một công ty cẩu thả trong việc bảo vệ mật khẩu; khiến cho người giả mạo dễ dàng gia nhập vào hệ thống của công ty; chấp nhận đơn chào hàng, toà án có thể bắt công ty này phải thực hiện hợp đồng.
Tác giả: Khôi Anh
Tin liên quan
Hợp đồng thương mại và kinh nghiệm soạn thảo (05/05/2021)
Mẫu hợp đồng nguyên tắc và những điều nên lưu ý (05/04/2021)
Hợp đồng nguyên tắc và mẫu hợp đồng nguyên tắc (04/04/2021)
Mẫu hợp đồng kinh tế và những điều cần biết! (26/03/2021)
Đơn phương chấm dứt hợp đồng (18/03/2021)
Soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại (03/11/2020)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)