Hợp đồng ngoại thương
01/12/2019 19:05
Tuy nhiên, do nguyên nhân lịch sử của Việt Nam, từ trước tới nay, thuật ngữ hợp đồng ngoại thương thường được hiểu là hợp đồng xuất nhập khẩu hay hợp đồng mua bán hàng hóa với nước ngoài. Ngày nay, thuật ngữ hợp đồng ngoại thương không còn được sử dụng phổ biến, mà thay vào đó là sử dụng những tên gọi cụ thể, như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng hợp tác kinh doanh …..
Việc sử dụng tên gọi hợp đồng ngoại thương thực ra là một thói quen, không sai về mặt quy định pháp luật, nhưng có thể gây khó hiểu và hiểu nhầm trong quá trình soạn thảo.
Trong hợp đồng ngoại thương, phải sử dụng pháp luật nước ngoài?
Vấn đề này, chúng tôi đã trình bày trong một bài viết cụ thể đăng tải trên website này, nên bạn có thể tham khảo tại Áp dụng luật hợp đồng như thế nào?
Nhiều bạn soạn thảo hợp đồng ngoại thương thường bị bỏ quên quy định về việc chọn luật áp dụng. Chúng tôi nhấn mạnh, việc chọn luật áp dụng có hai ý nghĩa: thứ nhất, luật áp dụng sẽ là luật sử dụng để giải thích các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng và sẽ được áp dụng trực tiếp cho hai bên nếu hợp đồng không có quy định về một vấn đề này đó, và thứ hai, việc trình bày, soạn thảo hợp đồng cần phù hợp với các nguyên tắc và quy định cụ thể của luật được chọn.
Hai công ty Việt Nam ký hợp đồng thì có thể sử dụng ngôn ngữ nước ngoài được không?
Hai công ty Việt Nam ký hợp đồng có thể sử dụng ngôn ngữ hợp đồng là ngôn ngữ nước ngoài.
Bộ luật dân sự Việt Nam hiện hành không có quy định rõ về ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng mà chỉ quy định chung về hình thức hợp đồng là “được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”.
Vấn đề ngôn ngữ chỉ được quy định đối với một số lĩnh vực thương mại đặc thù là: Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, Hợp đồng xây dựng và Hợp đồng cung ứng, sử dụng dịch vụ bưu chính thì ngôn ngữ sử dụng phải là Tiếng Việt. Một hợp đồng dù được viết dưới ngôn ngữ nào thì bản chất đều là được thể hiện dưới hình thức văn bản, đáp ứng được điều kiện để hợp đồng có hiệu lực.
Bởi vậy, các bên hoàn toàn được tự do lựa chọn ngôn ngữ cho hợp đồng mà mình ký kết, chỉ cần đảm bảo được các điều kiện về chủ thể, mục đích, nội dung, hình thức để hợp đồng có hiệu lực pháp lý theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam 2015.
Tuy nhiên, do ngôn ngữ sử dụng với cơ quan hành chính Việt Nam là tiếng Việt (cụ thể ở đây là cơ quan thuế hay các cơ quan tố tụng nhà nước), nên nếu hợp đồng giao kết bằng tiếng nước ngoài thì khi làm việc với cơ quan nhà nước phải cung cấp thêm bản dịch ra tiếng Việt. Các bên có thể cân nhắc sử dụng cả 02 ngôn ngữ Việt – Nhật cho hợp đồng để tiện cho việc thực hiện hợp đồng tại Việt Nam.
Căn cứ pháp lý: Điều 117 và Điều 119 Bộ luật dân sự 2015; Điều 11 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP; Điều 9 Luật Bưu chính 2010; Điều 14 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
Tin liên quan
Hợp đồng thương mại và kinh nghiệm soạn thảo (05/05/2021)
Mẫu hợp đồng nguyên tắc và những điều nên lưu ý (05/04/2021)
Hợp đồng nguyên tắc và mẫu hợp đồng nguyên tắc (04/04/2021)
Mẫu hợp đồng kinh tế và những điều cần biết! (26/03/2021)
Đơn phương chấm dứt hợp đồng (18/03/2021)
Soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại (03/11/2020)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)