Tư vấn hợp đồng với đối tác nước ngoài
23/12/2019 10:54Nội dung bài viết
- 1 Ký hợp đồng với đối tác nước ngoài
- 2 Khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài, cần lưu ý một số điểm như sau:
- 3 Mẫu hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài
- 4 Các biểu mẫu hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài bao gồm:
- 5 Lưu ý khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài
- 6 Hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài
- 7 Hợp đồng tiếng anh có hiệu lực không ???
- 8 Ngôn ngữ ưu tiên trong hợp đồng thương mại quốc tế
- 9 Các điều khoản trong hợp đồng thương mại quốc tế
Ký hợp đồng với đối tác nước ngoài
Ký hợp đồng với đối tác nước ngoài được hiểu là một cá nhân hoặc một tổ chức Việt nam ký kết hợp đồng với đối tác là đối tác nước ngoài. Đa số các trường hợp, hợp đồng ký với đối tác nước ngoài là hợp đồng thương mại, tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp là hợp đồng không thuộc lĩnh vực thương mại như hợp đồng lao động, hợp đồng ủy quyền. Ví dụ: Công ty Luật Inteco thường xuyên ký hợp đồng ủy quyền với các công ty nước ngoài để thực hiện thủ tục thành lập công ty con tại Việt Nam.
Khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài, cần lưu ý một số điểm như sau:
- Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài. Do đó, cần kiểm tra thêm về quy định của pháp luật nước đó về tư cách và năng lực chủ thể để đảm bảo rằng, đó không phải là một tổ chức giả mạo hay lừa đảo.
- Khi soạn thảo hợp đồng, pháp luật điều chỉnh hợp đồng gồm hai hệ thống bao gồm luật điều chỉnh nội dung và luật điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp và cơ quan giải quyết tranh chấp. Các bên có thể chọn luật Việt Nam hoặc luật nước mà pháp nhân nước ngoài có quốc tịch hoặc chọn luật của một nước thứ ba khác. Việc chọn luật đó phải được ghi rõ vào trong hợp đồng.
- Cơ quan giải quyết tranh chấp có thể là Tòa án hoặc Trọng tài. Nếu là trọng tài, thì các bên có thể lựa chọn một Trung tâm trọng tài Quốc tế tại Việt Nam hoặc Trung tâm trọng tài Quốc tế ở nước ngoài. Đối với các hợp đồng thương mại quốc tế, mà một bên là Việt Nam, Trung Tâm trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) thường được lựa chọn.
- Ngôn ngữ hợp đồng cũng là một trong những điều cần lưu ý. Khi ký hợp đồng với pháp nhân nước ngoài, Tiếng Anh thường được lựa chọn là ngôn ngữ chính và có giá trị áp dụng. Bên cạnh Tiếng Anh, các bên có thể lập thêm các phiên bản ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, nhất thiết các bên cần phải quy định rõ ngôn ngữ nào sẽ được ưu tiên áp dụng khi có mâu thuẩn hoặc khác nhau về cách hiểu.
Khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài, nên tìm hiểu rõ thông tin về tư cách pháp lý, năng lực và kinh nghiệm của pháp nhân đó để phòng ngừa các trường hợp bị lừa đảo, đặc biệt là các pháp nhân đến từ một số nước Châu Phi. Việc tìm kiếm thông tin có thể thông qua mạng Internet, do chính đối tác cung cấp, hoặc qua đại sứ quán, lãnh sự quán của Việt Nam ở nước đó, hoặc khu vực đó.
Mẫu hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài
Mẫu hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài được đăng tải khá nhiều trên website này và dưới nhiều hình thức khác nhau, như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ xuyên biên giới …. Bạn có thể tải về máy tính để tham khảo và sử dụng.
Tuy vậy, khi xem xét mẫu hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài, bạn nên cẩn trọng và rà soát thật kĩ những nội dung và điều khoản để kiểm tra xem mẫu hợp đồng đó có thực sự phù hợp với giao dịch của mình hay không.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của chúng tôi về bí quyết cải tạo mẫu hợp đồng có sẵn thành hợp đồng riêng của mình như: Có nên sử dụng mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh; hay Có mẫu chung nào cho tất cả các loại hợp đồng hợp tác kinh doanh không ……
Các biểu mẫu hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài bao gồm:
- Mẫu hợp đồng liên doanh;
- Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế;
- Mẫu hợp đồng cung ứng dịch vụ
- Mẫu hợp đồng dịch vụ
- Mẫu hợp đồng tư vấn……
Lưu ý khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài
Lưu ý khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng công tác thông tin, bao gồm thông tin về tư cách pháp nhân và kinh nghiệm của đối tác nước ngoài; thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà hai bên giao dịch; về phương thức thanh toán, về tiến độ thanh toán …. Cụ thể như sau:
Đối tác nước ngoài có thể là pháp nhân hoặc cá nhân, thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài. Pháp luật nước ngoài có nhiều điểm không giống với hệ thống pháp luật Việt Nam, nên doanh nghiệp Việt Nam cần có những hiểu biết cơ bản về các quy định pháp luật của nước đó trong lĩnh vực mà hai bên giao dịch.
Có một số kinh nghiệm thực tiễn chỉ ra rằng, doanh nghiệp Việt Nam thường sơ suất, tư duy và suy nghĩ pháp luật nước ngoài cũng giống pháp luật Việt nam, và đặc biệt là ý thức, cách thức thực hiện pháp luật của người nước ngoài cũng giống như người Việt Nam. Nhưng điều đó là sai lầm, bởi mỗi nước có một hoàn cảnh kinh tế – xã hội khác nhau, nên ý thức tuân thủ pháp luật cũng khác nhau. Ví dụ: đối với người Phương tây nói chung và các nước phát triển nói riêng, trình độ văn minh và ý thức tuân thủ pháp luật rất cao và nghiêm minh. Nhưng một số nước Châu Phi và nước kém phát triển thì trình độ và ý thức tuân thủ pháp luật lại ngược lại.
Không nên lựa chọn những biểu mẫu quá sơ sài có sẵn mà nên phân công cán bộ pháp chế hoặc thuê Luật sư có kinh nghiệm để soạn thảo hợp đồng và tiến hành các bước đàm phán hợp đồng với đối tác một cách kỹ lưỡng để tránh sai sót. Dĩ nhiên là việc soạn thảo hợp đồng và đàm phán hợp đồng sẽ ngốn thời gian và chi phí của doanh nghiệp ở một thời điểm nào đó, nhưng đây là cách duy nhất giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, cũng như nâng cao uy tín, sức ảnh hưởng của doanh nghiệp Việt Nam trước đối tác nước ngoài.
Hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài
Hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài là một loại cụ thể của hợp đồng thương mại quốc tế. Hàng hóa trao đổi giữa hai bên là đối tượng của hợp đồng và có thể là nông sản, máy móc, dệt may ……
Trong hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài, thì một số điều khoản sau đây cần đặc biệt lưu ý:
Thứ nhất: điều khoản về mô tả hàng hóa, bao gồm mô tả về phẩm chất, số lượng, quy chuẩn chất lượng, cách thức bao gói, thứ hạng …. Mà còn phải mô tả cả biện pháp đo lường. Bởi hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài có tính quốc tế nên gặp phải vấn đề về sự khác biệt trong các công cụ đo lường, đại lượng đo lường và thói quen kinh doanh, sản xuất khác nhau.
Nếu không quy định rõ thì mỗi bên sẽ có một cách hiểu riêng của mình, và dẫn tới việc hai bên bất đồng, mâu thuẫn.
Thứ hai: Các điều khoản về thanh toán và phương thức thanh toán. Tiến độ thanh toán, phương thức thanh toán cần gắn với mức độ tin cậy, khả năng tin cậy và tiến độ giao hàng mà hai bên đã thỏa thuận.
Thực tiễn là Doanh nghiệp Việt Nam bị lừa khá nhiều bởi chiêu thuật về thanh toán tiền tạm ứng, tiền đặt cọc mua hàng.
Các hình thức thanh toán như L/C hay điện chuyển tiền, thậm chí là dùng tiền mặt cần phải được cân nhắc và sử dụng cho phù hợp với từng bối cảnh cụ thể và tùy từng đối tác cụ thể.
Thứ ba: Các điều khoản về giao hàng. Điều khoản giao hàng thường được lấy thêm các điều khoản của Incoterm. Nhưng bản thân Incoterm cũng có nhiều phiên bản khác nhau và khả năng tùy biến khác nhau, nên doanh nghiệp cần lựa chọn và đàm phán với đối tác để có thể sử dụng những điều khoản nào thực sự phù hợp với mình nhất.
Thứ tư: Các điều khoản về luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp nên quy định một cách cụ thể, rõ ràng và đảm bảo khả năng thực thi khi có tranh chấp xảy ra. Thực tiễn ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua những nội dung này mà chỉ chú trọng và điều khoản về hàng hóa và giá cả, nên khi xảy ra tranh chấp, bên Việt Nam thường là bên chịu thiệt hại nhất.
Hợp đồng tiếng anh có hiệu lực không ???
Trong quá trình tư vấn và cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng và tư vấn đầu tư nước ngoài, các Luật sư của chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi và thắc mắc về ngôn ngữ khi soạn thảo và ký kết hợp đồng với pháp nhân nước ngoài, kiểu như: Hợp đồng có Tiếng Anh có hiệu lực không?
Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng và được hầu hết các bên giao dịch trong thương mại quốc tế sử dụng. Pháp luật Việt nam hiện hành có một số quy định về ngôn ngữ và hình thức hợp đồng như sau:
- Quy định của Bộ Luật Dân sự: Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
- Luật Thương mại 2005 quy định, Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
- Từ một số quy định nêu trên, thì chúng ta có thể nhận thấy là về mặt quy tắc chung, pháp luật Việt Nam không ấn định cụ thể một ngôn ngữ nào bắt buộc phải sử dụng khi soạn thảo hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng. Điều này có thể giải thích là bắt nguồn từ nguyên tắc tự do ý chí trong lĩnh vực dân sự. Các bên được quyền tự do về mặt ý chí khi lựa chọn ngôn ngữ hợp đồng, tự do thỏa thuận các nội dung hợp đồng, với điều kiện là không trái với các nguyên tắc chung của pháp luật.
Mặc dù vậy, doanh nghiệp cần lưu ý là theo Điều 20 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì “Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt.” Điều này có nghĩa rằng, ngôn ngữ hợp đồng không nhất thiết bằng Tiếng Việt, nhưng khi giải quyết tranh chấp, thì cơ quan tố tụng sẽ sử dụng bản Tiếng Việt. Do vậy, bất kể việc chọn Tiếng Anh hay ngôn ngữ nào trong hợp đồng, thì các bên nên có một phiên bản Tiếng Việt để sử dụng khi giải quyết tranh chấp. Tất nhiên, điều này sẽ không phải là bắt buộc nếu các bên lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là Trọng tài.
Trên nguyên tắc là như vậy, nhưng trong một số lĩnh vực cụ thể, các quy định của pháp luật chuyên ngành lại có quy định khác. Ví dụ:
- Theo quy định tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về Hợp đồng xây dựng, thì Hợp đồng xây dựng phải áp dụng hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tuân thủ các quy định của Nghị định này. Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng là tiếng Việt.
- Đối với hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn; trường hợp không thỏa thuận được thì sử dụng tiếng Anh.
Hoặc theo quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng, thì hợp đồng với người tiêu dùng phải bằng Tiếng Việt.
- Như vậy, kết luận rằng, trong trường hợp đồng có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ hợp đồng là do các bên lựa chọn, và bản Tiếng Anh có thể có hiệu lực nếu các bên có thỏa thuận.
- Đối với hợp đồng trong nước, thì theo từng chuyên ngành khác nhau mà luật chuyên ngành sẽ điều chỉnh, bản Tiếng Anh sẽ có hiệu lực nếu không rơi vào những trường hợp phải lập bằng Tiếng Việt.
Ngôn ngữ ưu tiên trong hợp đồng thương mại quốc tế
Trong quá trình cung cấp dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng, các Luật sư của chúng tôi phải vận dụng các kĩ năng về ngôn ngữ và kỹ năng mềm khác để hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất, trong đó có việc lựa chọn ngôn ngữ ưu tiên trong hợp đồng thương mại quốc tế. Điều dễ hiểu là bên nào cũng muốn lựa chọn sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình để làm ngôn ngữ chính của hợp đồng, và không bên nào muốn lựa chọn một ngôn ngữ mà mình không thuận lợi.
Do vậy, trong quá trình soạn thảo hợp đồng, chúng tôi thường đề xuất một trong các giải pháp như sau:
- Giải pháp thứ nhất: Lựa chọn Tiếng Việt là ngôn ngữ ưu tiên trong hợp đồng thương mại quốc tế, với lý do là địa điểm thực hiện hợp đồng trên lãnh thổ Việt nam hoặc một lí khác hợp lý hơn. Cùng với bản Tiếng Việt, lập thêm bản Tiếng Anh và bản tiếng mẹ đẻ của đối tác.
- Giải pháp thứ hai: Lựa chọn Tiếng Anh là ngôn ngữ trong gian và là ngôn ngữ ưu tiên trong hợp đồng thương mại quốc tế. Bên cạnh Tiếng Anh, sẽ thêm hai ngôn ngữ khác là ngôn ngữ của hai bên đối tác. Tuy nhiên, bản Tiếng Anh là bản có giá trị áp dụng khi có sự khác nhau giữa các phiên bản ngôn ngữ.
- Giải pháp thứ ba: Lựa chọn ngôn ngữ mẹ đủ của đối tác là ngôn ngữ ưu tiên trong hợp đồng thương mại quốc tế, với điều kiện, đối tác có những nhân nhượng khác trong hợp đồng hoặc khi ngôn ngữ đó là ngôn ngữ thông dụng trong thương mại quốc tế.
Việc lựa chọn ngôn ngữ ưu tiên trong hợp đồng thương mại quốc tế là một vấn đề quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực thi hợp đồng trên thực tế. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngôn ngữ là một cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa hai bên và một bên chỉ chịu nhân nhượng nếu như bên đó được đổi lại giá trị khác có lợi cho họ.
Để có thể thành công, đòi hỏi người soạn thảo phải có kỹ năng soạn thảo hợp đồng tốt và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực soạn thảo hợp đồng và đàm phán hợp đồng.
Các điều khoản trong hợp đồng thương mại quốc tế
Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa thuộc hợp đồng thương mại quốc tế, các điều khoản liên quan đến hàng hóa là hết sức quan trọng. Nó không chỉ liên quan đến hai bên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng mà còn liên quan đến các bên thứ ba, như đơn vị vận chuyển, ngân hàng thanh toán, hãng bảo hiểm ….
Do đó, mọi thông tin về hàng hóa ghi trên hợp đồng phải thống nhất, cụ thể và rõ ràng. Ngôn ngữ liên quan đến mô tả hàng hóa nên bằng Tiếng Anh hoặc bằng ngôn ngữ thông dụng quốc tế, có ghi chú hoặc giải thích thêm nếu giữa hai Quốc gia có cách sử dụng thuật ngữ khác nhau.
Hợp đồng thương mại Quốc tế cần có số có ngày một cách rõ ràng để dẫn chiếu trong hệ thống chứng từ, văn bản khác.
Thông tin công ty của người bán và người mua được lấy theo thông tin ghi chính thức trên Giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động ….., và tối thiểu bao gồm thông tin về: tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế, tên người chịu trách nhiệm trước pháp luật, địa chỉ gửi và nhận thư ….
Mô tả hàng hóa
Mô tả hàng hóa (Description of the goods) ghi theo ngôn ngữ thông dụng của loại hàng hóa đó, hoặc ghi theo giấy tờ chính thức của nhà sản xuất, và có thể lập phụ lục riêng về mô tả hàng hóa.
Đơn giá hàng hóa, tổng số lượng hợp đồng và tổng số tiền hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng thương mại quốc tế là hợp đồng nguyên tắc và việc mua bán hàng hóa được thực hiện theo mỗi PO thì cần ghi rõ những nguyên tắc xác định giá, xác định số lượng và chủng loại hàng hóa ….
Đóng gói hàng hóa
Đóng gói hàng và giao hàng (Package and shipment details): Điều khoản này quy định cụ thể tùy thuộc vào phương thức giao hàng và phương tiện vận chuyển. Nghĩa vụ chung của bên bán là phải đảm bảo đóng gói hàng và thực hiện việc giao hàng một cách phù hợp.
Cảng dỡ hàng và xếp hàng
Discharging & Loading Port (Cảng dỡ hàng & xếp hàng): Quy định về cảng dỡ hàng, xếp hàng phù hợp với điều kiện Incoterm mà hai bên sử dụng, và được ghi ngay sau điều kiện incoterm. Ví dụ: FOB Hải Phòng, Incoterm 2010.
- Ngày giao hàng hoặc thời gian giao hàng (Delivery date or delivery period)
- Hình phạt khi giao thiếu, trễ hàng (Penalties of late shipment)
- Các điều khoản giao hàng theo Incoterms. (Cần phải có)
- Phương thức thanh toán (Thông thường là TTR và L/C)
- Các chứng từ cung cấp từ nhà xuất khẩu. (Số bản gốc và bản sao sẽ được cung cấp, thời gian chuyển giao cho nhà nhập khẩu).
- Bất khả kháng (Chiến tranh, cấm vận, thiên tai, đình công,…)
Giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp (trọng tài hoặc kiện tụng): Thông thường, các bên sẽ lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là một trung tâm trọng tài quốc tế tại bất kì Quốc Gia nào mà một bên trong hợp đồng có quốc tịch, hoặc chọn Trung tâm trọng tài quốc tế ở môt Quốc gia thứ ba: Chẳng hạn, Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC).
Luật áp dụng: Các bên có thể thống nhất lựa chọn pháp luật của bất kỳ Quốc Gia nào mà một bên trong hợp đồng có Quốc tịch, nhưng cũng có thể lựa chọn pháp luật của một nước thứ ba. Luật áp dụng rất quan trọng đối với mỗi bên, liên quan đến việc giải thích các nội dung của hợp đồng và căn cứ pháp lý khi xử lý tranh chấp.
Ngôn ngữ hợp đồng: Các bên có thể lựa chọn bất kỳ ngôn ngữ nào. Thông thường, hợp đồng sẽ có nhiều ngôn ngữ, trong đó ít nhất có một ngôn ngữ chung là Tiếng Anh, và bản Tiếng Anh sẽ là bản có giá trị áp dụng trong trường hợp các phiên bản có sự mâu thuẩn hoặc khác nhau.
Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của mỗi bên.
Như vậy là phần nào các bạn đã nắm được thông tin về hợp đồng với đối tác nước ngoài. Nếu như bạn còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào. Báo ngay với đội Dev của chúng tôi để được giải đáp chính xác nhất.
Tin liên quan
Hợp đồng thương mại và kinh nghiệm soạn thảo (05/05/2021)
Mẫu hợp đồng nguyên tắc và những điều nên lưu ý (05/04/2021)
Hợp đồng nguyên tắc và mẫu hợp đồng nguyên tắc (04/04/2021)
Mẫu hợp đồng kinh tế và những điều cần biết! (26/03/2021)
Đơn phương chấm dứt hợp đồng (18/03/2021)
Soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại (03/11/2020)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)