Kiểu dáng công nghiệp
14/10/2019 06:49Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Quyền sở hữu công nghiệp đối KDCN được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký. Như vậy, kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ độc quyền trên cơ sở Văn bằng bảo hộ độc quyền do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Đối với KDCN không đăng ký, bất kì ai cũng có thể sử dụng.
Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: (a) Có tính mới; (b) Có tính sáng tạo; (c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu KDCN đó khác biệt đáng kể với những KDCN đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký KDCN được hưởng quyền ưu tiên.
Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các KDCN đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký KDCN trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCN đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Do đó, ngay khi sáng tạo ra KDCN, doanh nghiệp nên thực hiện ngay việc nộp đơn đăng ký. Trên thực tiễn, chúng tôi thường gặp hiện tượng doanh nghiệp ứng dụng ngay bản thiết kế kiểu dáng vào sản xuất và đưa ra thị trường, hoặc đưa lên phương tiện báo chí để quảng cáo; nếu thấy thị trường chấp nhận thì mới thực hiện thủ tục đăng ký.
Nhưng như vậy là đã bị mất tính mới và không đủ điều kiện để đăng ký bảo hộ độc quyền. Một phần nguyên nhân cơ bản, là doanh nghiệp chủ trương tiết kiệm chi phí nên muốn kiểm tra nhu cầu thị trường rồi mới đầu tư, nhưng hệ quả là mất luôn quyền đăng ký đối với KDCN.
Dịch vụ tra cứu và đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Bằng kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của mình, các Luật sư của chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng:
- Kiểm tra khả năng đáp ứng điều kiện bảo hộ của KDCN.
- Tra cứu kiểu dáng công nghiệp để kiểm tra khả năng khác biệt giữa KDCN của khách hàng với KDCN của chủ thể khác.
- Soạn thảo bản mô tả KDCN.
- Thực hiện thủ tục nộp đơn đăng KDCN.
- Các nội dung khác.
Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác. Các Luật sư tham gia ngay từ ban đầu sẽ hỗ trợ doanh nghiệp có cái nhìn đầy đủ hơn về mặt pháp lý, mặt kinh tế và các vấn đề khác.
Tin liên quan
Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (24/06/2020)
Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ (17/06/2020)
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền (19/03/2020)
Chuyển giao công nghệ có vốn nhà nước (06/03/2020)
Bản quyền tác giả (07/12/2019)
Tra cứu và đăng ký nhãn hiệu (06/12/2019)
Nhượng quyền thương mại (06/12/2019)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)
Hướng dẫn Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh (07/12/2019)