Đầu tư nước ngoài để kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ tại Việt Nam được không?
23/10/2019 05:26Dịch vụ thẩm mỹ của nhà đầu tư nước ngoài có những loại hình nào?
Đối với lĩnh vực thẩm mỹ, pháp luật Việt Nam chia hoạt động thẩm mỹ thành hai loại hình cơ bản như sau:
Loại hình 1: Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ (Spa). Với loại hình này, doanh nghiệp sẽ được thực hiện các hoạt động thẩm mỹ không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm, không phẫu thuật như: xăm, phun, thêu trên da, đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình, massage mặt….
Loại hình 2: Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc bệnh viện có khoa thẩm mỹ. Loại hình này sẽ được áp dụng nếu doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm.
Hiện tại, theo cam kết dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO, Việt Nam mới chỉ cam kết mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài để nhà đầu tư nước ngoài thành lập bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa hoặc phòng khám đa khoa để cung cấp dịch vụ khám và chữa bệnh (ngăn ngừa, chuẩn đoán và điều trị bệnh do các bác sĩ hoặc nha sĩ thực hiện) theo mã CPC 9311 và CPC 9312. Điều này có nghĩa là:
Đối với loại hình 1: Về mặt nguyên tắc Việt Nam không có nghĩa vụ mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài ngay cả khi nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng các điều kiện. Việc cấp phép sẽ tùy từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam tại từng thời điểm và ý chí chủ quan của cơ quan Nhà nước (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế).
Đối với loại hình 2: Việt Nam có nghĩa vụ mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài nếu Ông đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định. Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm các điều kiện cụ thể.
Quy trình để thành lập Công ty kinh doanh trong lĩnh vực thẩm mỹ của nhà đầu tư nước ngoài như thế nào?
Bước 1: Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư tại Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố.
Bước 2: Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư.
Bước 3a: Thực hiện thủ tục cấp Giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ tại Sở Y tế tỉnh/ thành phố (trong trường hợp thành lập phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ theo loại hình 2).
Bước 3b: Thực hiện thủ tục thông báo với Sở Y tế về việc Công ty đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ (trong trường hợp thành lập cơ sở dịch vụ thẩm mỹ theo loại hình 1).
Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ
Điều kiện về vốn: Vốn tối thiểu là 200 nghìn đô la Mỹ
Cơ sở vật chất:
– Có địa điểm cố định;
– Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
– Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.
Trang thiết bị: Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.
Nhân lực: Người thực hiện xăn, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.
Tin liên quan
Mẫu đơn xin điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư (22/12/2020)
Thay đổi đăng ký kinh doanh và những điều nên biết (24/11/2020)
Kỹ năng soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa (29/05/2020)
Thành lập công ty xây dựng cần những gì (28/05/2020)
Biên bản họp Hội đồng quản trị (18/04/2020)
Thẩm định dự án đầu tư (28/03/2020)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)
Hướng dẫn Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh (07/12/2019)