Kinh doanh nhà hàng – Những điều cần biết
21/11/2019 19:58Quy định về mở cửa thị trường Kinh doanh nhà hàng có vốn đầu tư nước ngoài
Theo Biểu cam kết dịch vụ gia nhập WTO, kinh doanh nhà hàng có tên gọi chính xác là “Dịch vụ cung cấp thức ăn (CPC 642) và đồ uống (CPC 643)” và quy định về mức độ mở cửa như sau: việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị hạn chế, ngoại trừ trong vòng 8 năm kể từ ngày gia nhập, việc cung cấp dịch vụ cần tiến hành song song với đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách sạn. Sau đó không hạn chế.
Như vậy, kể từ năm 2014, nhà đầu tư nước ngoài được quyền thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước hoặc doanh nghiệp liên doanh để trực tiếp kinh doanh nhà hàng.
Trên thực tế hiện nay, nhiều nhà hàng do các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ mở khá nhiều tại Việt Nam.
Các bước nhà đầu tư cần thực hiện để kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam
Theo quy định tại Biểu cam kết dịch vụ gia nhập WTO và quy định của Luật Đầu tư, nhà đầu tư phải thành lập doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh tại VIệt Nam. Người nước ngoài không được đăng ký kinh doanh tại Việt Nam dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.
Ngoài ra, trong trường hợp việc kinh doanh nhà hàng nằm ngoài trụ sở chính (địa chỉ doanh nghiệp) thì nhà đầu tư phải đăng ký địa chỉ đó trong hồ sơ đăng ký đầu tư và được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Như vậy, để có thể kinh doanh dịch vụ nhà hàng, nhà đầu tư nước ngoài cần trải qua các bước chính như sau:
Bước 1: Đăng ký đầu tư để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp
Bước 3: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hồ sơ đăng ký đầu tư kinh doanh nhà hàng gồm những tài liệu nào ?
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Theo mẫu);
– Văn bản chứng minh tư cách của nhà đầu tư: Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
– Văn bản chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của nhà đầu tư, cụ thể là bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Văn bản đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: Nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
– Tài liệu chứng minh địa điểm đầu tư. Đối với tài liệu này, nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý 2 điểm chính gồm: (i) kèm theo tài liệu chứng minh bên thuê có quyền cho thuê hợp pháp, (ii) thiết kế công năng của địa điểm phù hợp với hoạt động kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh nhà hàng.
Văn bản liên quan: Luật Đầu Tư năm 2014
Tin liên quan
Dịch vụ tư vấn pháp luật (07/01/2021)
Soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại (03/11/2020)
Mua bán trường học – kinh nghiệm thành công! (02/09/2020)
Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (24/06/2020)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)
Hướng dẫn Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh (07/12/2019)