Kỹ năng soạn thảo hợp đồng
02/12/2019 10:15Kỹ năng soạn thảo hợp đồng rất quan trọng trong thực tiễn của đời sống, các giao dịch trong các lĩnh vực kinh doanh – thương mại, dân sự là hết sức đa dạng, phức tạp và ngày càng phát triển sôi động. Cùng với sự phát triển đó, thì những rủi ro pháp lý cũng xảy ra ngày một nhiều hơn và không hề báo trước. Làm sao hợp đồng vừa đủ chặt chẽ về mặt pháp lý vừa bảo vệ được quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng. chúng ta sẽ đi vào bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn kỹ năng soạn thảo hợp đồng.
Tham khảo thêm bài viết: BOT là gì và những vấn đề cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng BOT!
Vui lòng tham khảo bài viết soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại tại đây
Nội dung bài viết
Kỹ năng đàm phán trước khi soạn thảo hợp đồng
- Thứ nhất: sự chuẩn bị về mặt con người. Ai sẽ tham gia đàm phán, nhiệm vụ và vai trò của mỗi người như thế nào …
- Thứ hai: Xây dựng chiến lược đàm phán. Chiến lược đàm phán nào sẽ được chọn? Chiến lược áp đặt, chiến lược mặc cả, chiến lược chiếu dưới ……
- Thứ ba: Các phương án thay thế. Việc tham gia vào bàn đàm phán đòi hỏi cần phải có nhiều phương án thay thế để đảm bảo khi đôi phương đưa ra các yêu cầu khác nhau thì bên này cũng phải có giải pháp đáp ứng phù hợp. Bạn không thể ngồi đàm phán với một phương án và một câu nói “tôi bảo lưu quan điểm” hay “tôi vẫn thế” … Việc đưa ra các phương án, hay các kịch bản khác nhau với mức độ nhượng bộ và điều kiện hợp đồng là cần thiết để đảm bảo tính thiện chí, nhưng cũng đạt tới hiệu quả mà ban lãnh đạo yêu cầu. Nếu vượt quá giới hạn đã đặt ra trong kịch bản thì việc đàm phán coi như thất bại. Nên xác định những lằn ranh đỏ cho việc chấp nhận và từ bỏ bàn đàm phán.
- Thứ tư: Tìm hiểu thông tin về đối tác, về đối thủ cạnh tranh, về thị trường, về giá cả, về năng lực tiêu thụ, về các điểm yếu và điểm mạnh của đối tác ….
- Thứ năm: các vấn đề khác, như tài liệu mang theo khi đi đàm phán, địa điểm, thời gian ….
Mời các bạn tham khảo một số ý kiến chia sẻ của Luật sư Hà Huy Phong về kỹ năng soạn thảo HĐ trên youtube tại đây:
Kỹ năng soạn thảo hợp đồng
Sau khi đàm phán thành công bước cuối cùng là cần phải soạn thảo hợp đồng và ký giữa các bên. Việc soạn thảo hợp đồng cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc cụ thể để làm sao có được hợp đồng vừa chuyên nghiệp vừa logic. dưới đây là kỹ năng cần phải có trong soạn thảo hợp đồng:
Thứ nhất: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng về mặt luật học
Thứ hai: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng về mặt ngôn ngữ.
Thứ ba: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng về mặt quản trị chiến lược

Nguyên tắc soạn thảo hợp đồng
Làm sao có hợp đồng chỉnh chu, chuyên nghiệp trong mắt đối tác thì chúng ta phải tuân thủ những nguyên tắc soạn thảo hợp đồng sau:
Nguyên tắc thứ nhất: Mỗi văn bản hợp đồng chỉ điều chỉnh một quan hệ hợp đồng.
Nguyên tắc thứ hai: Hợp đồng song vụ hay đơn vụ
Nguyên tắc thứ ba: Sử dụng đúng ngôn ngữ hợp đồng
Nguyên tắc thứ tư: Không có gì là tuyệt đối
Nguyên tắc thứ năm: Kịch bản của những vai diễn

Trình bày các bước cơ bản của quá trình soạn thảo hợp đồng
Bước thứ nhất: Trong cách soạn thảo hợp đồng, thì việc đầu tiên là phải thu thập đầy đủ thông tin. Vậy thông tin nào cần thu thập?
Trước hết: Thông tin về đối tác và năng lực của đối tác. Thông tin về đối tác có thể là thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế, ngành nghề hay thẩm quyền của người ký kết. Sở dĩ tìm hiểu những thông tin này là để đảm bảo hợp đồng sẽ không bị vô hiệu về mặt thẩm quyền hay quyền năng tham gia giao kết hợp đồng. Bất kì cách soạn thảo hợp đồng nào cũng đều phải chú ý đến vấn đề về thẩm quyền, quyền năng ký kết hợp đồng nên buộc chúng ta phải có thông tin đầy đủ từ phía đối tác.
Thu thập thông tin về kinh nghiệm, về sức mạnh của đối tác trên thị trường, về giá cả, về đối thủ cạnh tranh của đối tác, về hàng hóa cạnh tranh với loại hàng hóa mà hai bên đang chuẩn bị giao dịch, về xu hướng thị trường …… Sở dĩ chúng ta cần biết thông tin này là để xây dựng chiến lược soạn thảo và đàm phán hợp đồng một cách hợp lý, cũng như dự phòng những trường hợp có thể xảy ra.
Ví dụ: trên thị trường, hàng hóa của đối tác thường nhận được phản hồi xấu về chất lượng thì trong hợp đồng phải có điều khoản dự liệu việc này một cách chặt chẽ hơn bình thường.
Bước thứ hai: Việc cần làm tiếp theo là xây dựng đề cương hợp đồng. Trên thực tế, có thể có những cách soạn thảo hợp đồng khác nhau, nhưng chúng tôi thường lựa chọn xây dựng một bản các điều kiện và điều khoản (Terms sheet) của hợp đồng để gửi đối tác xem và cho ý kiến trước. Terms sheet này sẽ bao gồm một số điều khoản chính và nội dung quan trọng, điều kiện tiên quyết. Thực chất bản này cũng là một dạng đề cương hợp đồng. Sau khi hai bên thống nhất được bản đề cương hợp đồng thì mới đến phần soạn thảo chi tiết.
Chúng tôi lưu ý về cách soạn thảo hợp đồng ở giai đoạn này, là nên chuẩn bị sẵn sàng một vài phương án, với vài đề cương khác nhau nhằm dự phòng khi đàm phán.
Bước thứ ba: Trong bước cuối cùng này của cách soạn thảo hợp đồng thông thường, là hoàn thiện chi tiết hợp đồng. Tức là trên cơ sở bản đề cương hợp đồng đã được duyệt hoặc đã thống nhất với đối tác, chúng ta bắt tay vào viết lại thành các điều khoản cụ thể, chi tiết và đầy đủ. Ở giai đoạn này, kỹ năng ngôn ngữ hết sức quan trọng, bởi ngôn ngữ hợp đồng là ngôn ngữ pháp lý, nên cách hành văn, cách viết cần đảm bảo độ súc tích, ngắn gọn, chi tiết, dễ hiểu với tất cả mọi người nhưng vẫn phải đảm bảo tính logic và gắn kết giữa các điều khoản với nhau.
Đào tạo kỹ năng soạn thảo hợp đồng
Thứ nhất: Thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác. Khi soạn thảo hợp đồng, cần thiết phải có đầy đủ thông tin về các vấn đề cơ bản của giao dịch, như thông tin về chủ thể, thông tin về hàng hóa, thông tin về giá cả, về ý định của hai bên khi xác lập giao dịch … Tuy nhiên, thực tế là chúng tôi thường gặp các trường hợp giấu thông tin, không cung cấp thông tin từ các bộ phận, phòng ban chức năng … dẫn đến không có đầy đủ thông tin để soạn thảo hợp đồng.
Thứ hai: Nhầm lẫn về quan hệ hợp đồng. Quan hệ hợp đồng là điều căn bản và rất quan trọng cần phải xác định chính xác trước khi bắt tay vào soạn thảo hợp đồng. Tuy nhiên, một số trường hợp mà chúng tôi gặp, đặc biệt là khi các bạn mới vào nghề, hoặc cán bộ pháp chế của doanh nghiệp tải mẫu hợp đồng trên mạng Internet về sử dụng nhưng không nắm chắc nội dung nên bị nhầm lẫn về quan hệ hợp đồng. Ví dụ: Hợp đồng chuyển nhượng nhà biệt thự có điều kiện (cho thuê lại), nhưng lại soạn thảo thành một hợp đồng chuyển nhượng tài sản đơn thuần.
Thứ ba: sử dụng các thuật ngữ thiếu chính xác. Các thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng thường là các thuật ngữ chuyên ngành, các thuật ngữ pháp lý, đôi khi có sự khác nhau trong việc sử dụng so với ngôn ngữ đời thường. Do đó, trong nhiều trường hợp, việc soạn thảo hợp đồng có thể gặp phải những lỗi như vậy dẫn tới cách hiểu, giải thích hợp đồng khác nhau.
Thứ tư: Các rủi ro khác như: Rủi ro về đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa, dịch vụ. Một số rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng:
- Hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng không đủ điều kiện để thực hiện (bị hạn chế) hoặc bị pháp luật cấm;
- Hàng hóa, dịch vụ các bên thỏa thuận trong hợp đồng không rõ về chủng loại, quy cách, chất lượng, số lượng, đơn vị đo lường (đối với hợp đồng) và không rõ về nội dung, phạm vi công việc, kết quả công việc (đối với dịch vụ);
- Thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán;
- Không quy định rõ thời hạn thực hiện hợp đồng/thời hạn kết thúc hợp đồng;
- Không quy định rõ khi nào được coi là đã hoàn thành quyền và nghĩa vụ của hợp đồng để kết thúc hợp đồng;
- Bảo mật thông tin trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Rủi ro do thiếu các quy định và nội dung cơ bản của hợp đồng.
- Bên cạnh các rủi ro soạn thảo hợp đồng nêu trên, các bên có thể gặp những rủi ro khác trong quá trình thực hiện hợp đồng, như các bên thiếu thiện chí thực hiện, các bên có cách hiểu và giải thích hợp đồng khác nhau ….
Giáo trình kỹ năng đàm phán soạn thảo hợp đồng
Tin liên quan
Hợp đồng thương mại và kinh nghiệm soạn thảo (05/05/2021)
Mẫu hợp đồng nguyên tắc và những điều nên lưu ý (05/04/2021)
Hợp đồng nguyên tắc và mẫu hợp đồng nguyên tắc (04/04/2021)
Mẫu hợp đồng kinh tế và những điều cần biết! (26/03/2021)
Đơn phương chấm dứt hợp đồng (18/03/2021)
Soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại (03/11/2020)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)