Thỏa ước lao động tập thể
04/10/2019 03:41Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Nội dung Thỏa ước LĐTT không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Thỏa ước LĐTT doanh nghiệp có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết Thỏa ước LĐTT, thì có thể ký kết với thời hạn dưới 01 năm.
Có Nội quy lao động rồi thì cần có Thỏa ước LĐTT nữa hay không
Trong các quy định của Bộ Luật Lao động 2012 không quy định trực tiếp bắt buộc phải có TULĐTT hay không. Tuy nhiên, tại điều 12 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động lại quy định xử phạt hành chính khi không gửi Thỏa ước lao động đến cơ quan nhà nước về lao động cấp tỉnh, không công bố nội dung Thỏa ước lao động cho Người lao động biết. Như vậy, Doanh nghiệp bắt buộc phải ký kết Thỏa ước LĐTT.
Hợp đồng lao động, Nội quy lao động, Thỏa ước lao động và Quy chế hoàn thành công việc là bộ bốn văn bản quan trọng nhất trong quản trị nhân sự tại bất kỳ doanh nghiệp nào. Thực tế thì rất nhiều doanh nghiệp không hề có những văn bản này hoặc có xây dựng chỉ mang tính chiếu lệ nên hiệu quả sử dụng lao động không cao, và khi có sự cố xảy ra từ phía người lao động, không có cơ chế xử lý.
Những doanh nghiệp nào phải có Thỏa ước lao động tập thể?
Mọi doanh nghiệp có sử dụng lao động phải xây dựng và ký kết Thỏa ước LĐTT.
Đối với doanh nghiệp sử dụng lao động, các nhà máy sản xuất thì Thỏa ước LĐTT càng quan trọng và ý nghĩa trong việc quản trị nguồn nhân lực
Nội dung dịch vụ tư vấn và soạn thảo Thỏa ước lao động tập thể
- Khảo sát thực trạng ban hành và sử dụng hệ thống văn bản về quan hệ lao động tại doanh nghiệp.
- Khảo sát thu thập ý kiến từ chủ doanh nghiệp
- Khảo sát thu thập ý kiến từ tập thể người lao động
- Điều tra, khảo sát và thu thập dữ liệu về hiện trạng sử dụng lao động và quan hệ lao động
- Báo cáo khảo sát về hiện trạng sử dụng lao động và quan hệ lao động, hệ thống văn bản về quan hệ lao động của doanh nghiệp nói chung và Thỏa ước lao động TT nói riêng.
- Cung cấp văn bản tư vấn và đề xuất các nội dung nên đưa vào Thỏa ước lao động TT.
- Soạn thảo dự thảo Thỏa ước lao động TT.
- Chuyển dự thảo Thỏa ước lao động TT cho người lao động để lấy kiến
- Trình bày và bảo vệ với chủ doanh nghiệp hoặc bộ phận quản lý về các nội dung trong dự thảo Nội quy lao động
- Tiến hành Thương lượng tập thể với người lao động để thống nhất dự thảo thỏa ước lao động tập thể
- Hoàn thiện Bản thỏa ước lao động TT cuối cùng.
- Thực hiện thủ tục thông báo Thỏa ước lao động TT với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Đào tạo, tập huấn và phổ biến các nội dung của Thỏa ước lao động tập thể cho người lao động.
Tin liên quan
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (18/03/2020)
Chủ thể thương lượng tập thể (14/10/2019)
Soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại (05/10/2019)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)
Hướng dẫn Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh (07/12/2019)