Luật sư tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nên có những năng lực gì?
12/11/2019 04:06Là Luật sư tư vấn hay cán bộ làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài, bạn hẳn sẽ cần có một số kiến thức và kỹ năng nhất định.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác với doanh nghiệp trong nước như thế nào?
Đây là câu hỏi mà bạn cần trả lời. Đơn giản là bạn sẽ phải biết những nghĩa vụ mà một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện tại Việt Nam, song song với những nghĩa vụ chung như những doanh nghiệp khác.
Một số nghĩa vụ như nộp thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp và không có sự phân biệt (website của Tổng cục thuế: tongcucthue.org.vn)
Tuy nhiên, một số nội dung chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: nộp báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư; mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp; hay sự khác nhau về cách ghi ngành nghề, đăng ký ngành nghề, thay đổi hoặc điều chỉnh ngành nghề của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ……
Trên website này có khá nhiều bài viết về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bạn nên đọc và tham khảo để nắm rõ hơn.
Những năng lực nào nên có đối với Luật sư tư vấn đầu tư nước ngoài?
Các Luật sư của chúng tôi đã có kinh nghiệm hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài và đúc rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất: Ngoại ngữ. Vâng, ngoại ngữ là yếu tố đầu tiên nhưng không phải duy nhất. Để có thể tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài, bạn cần có ít nhất một ngoại ngữ, phổ biến nhất là Tiếng Anh. Bạn có thể làm việc với người Hàn Quốc, với người Nhật Bản, nếu bạn không biết Tiếng Hàn, Tiếng Nhật thì cũng không sao, nhưng nếu bạn không biết Tiếng Anh, thì hình ảnh của bạn sẽ không được tốt trong con mắt nhà đầu tư.
Đôi khi, trình độ ngoại ngữ không chỉ để giao tiếp, mà còn là thước đo trình độ quốc tế của Luật sư tư vấn.
Thứ hai: Am hiểu về văn hóa của Quốc Gia mà nhà đầu tư có quốc tịch. Tôi đã làm việc với khách hàng đến từ 18 Quốc Gia khác nhau và nhận thấy rằng, khách hàng nào cũng có những nền tảng văn hóa riêng. Điều Luật sư cần biết là để có sự chia sẻ và thể hiện thái độ đúng mực với khách hàng, làm cho khách hàng cảm thấy được tôn trọng, hoặc ít nhất, là vì thái độ lịch sự và phép ngoại giao.
Ví dụ: khi đi ăn với người Hàn Quốc thì không nên úp thìa xuống, mà phải luôn đặt thìa ở trạng thái nằm ngửa. Khi đưa cardvisit cho người châu Á nói chung, người Nhật Bản nói riêng thì đứng đối diện nhau, đưa hai tay và cúi đầu nhẹ ….
Vui lòng đọc thêm bài viết của chúng tôi về kỹ năng làm việc với nhà đầu tư Nhật Bản; bài viết về kỹ năng làm việc với nhà đầu tư Hàn Quốc trên website
Thứ ba: Giữ chữ tín. Giữ chữ tín thì ở đâu cũng cần phải giữ, nhưng điều này đặc biệt quan trọng khi làm việc với nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều đơn giản, là các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thường tập hợp thành những cộng đồng để lan truyền thông tin cho nhau.
Họ tới đất lạ xứ người nên thường chia sẻ thông tin về kinh nghiệm làm việc với nhau rất nhanh. Nếu họ tìm tới bạn và tin tưởng ở bạn, thì họ có thể lan truyền thông tin về bạn rất nhanh và rộng. Ngược lại, nếu bạn mất chữ tín với họ, thì cả một cộng đồng rộng lớn đều biết về bạn.
Thứ tư: Chịu được áp lực cao. Nếu bạn muốn làm việc tốt bất kì đầu, thì bạn phải chịu được áp lực công việc tốt. Nhưng ở môi trường doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, điều này cực kì quan trọng. Rất đơn giản, nhà đầu tư nước ngoài đã quen với môi trường áp lực từ chính quốc, nơi gặp rất nhiều áp lực và khó khăn để vươn lên và phát triển.
Khi sang Việt Nam, họ không có mối quan tâm nào khác ngoài việc kinh doanh và quản trị doanh nghiệp thật tốt. Những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là công ty con thuộc một tập đoàn thì áp lực càng khủng khiếp hơn, bởi họ có một hệ thống và công nghệ quản trị tiên tiến và hiện đại, nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt.
Bạn thấy cần có thêm năng lực nào nữa không?. Hay comment hoặc gửi tới chúng tôi những ý kiến của bạn nhé.
Bài viết tham khảo: Bí quyết hợp tác kinh doanh thành công
Tin liên quan
Vốn huy động và các hình thức huy động vốn! (26/06/2021)
Nơi cư trú của cá nhân xác định như thế nào? (05/05/2021)
Thuế thu nhập doanh nghiệp (05/05/2021)
Hợp đồng thương mại và kinh nghiệm soạn thảo (05/05/2021)
Kinh doanh bất động sản và những điều cần biết! (04/05/2021)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)