Quyền phân phối bán lẻ là gì ?
25/11/2019 19:52Quyền phân phối bán lẻ là gì ?
Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng. Có thể hiểu, bán lẻ là bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, không phải bán cho tổ chức, cá nhân khác để bán lại.
Quyền phân phối bán lẻ có thể được thực hiện trực tiếp từ kho của bên bán tới người tiêu dùng mà không thông qua một cơ sở bán lẻ nào, hoặc được thực hiện tại cơ sở bán lẻ. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp thực hiện quyền phân phối bán lẻ phải thực thủ tục xin cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ. Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.
Vậy mỗi doanh nghiệp có thể có bao nhiêu cơ sở bán lẻ để thực hiện quyền phân phối bán lẻ của mình. Câu trả lời là không có quy định hạn chế. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể lập nhiều cơ sở bán lẻ để thực hiện quyền phân phối bán lẻ.
Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất là cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam.
Trước khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận lập cơ sở bán lẻ, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh.
Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:
(a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP;
(b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018;
(c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
(d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
(đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
(e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
(g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
(h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
(i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Các loại giấy phép cần thiết để doanh nghiệp được thực hiện quyền phân phối bán lẻ
Để thực hiện quyền phân phối bán lẻ tại cơ sở bán lẻ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có tối thiểu các loại giấy phép như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy phép kinh doanh
- Giấy chứng nhận lập cơ sở bán lẻ.
Giấy chứng nhận lập cơ sở bán lẻ được cấp cho từng địa điểm bán lẻ, nên nếu doanh nghiệp muốn mở nhiều địa điểm để thực hiện quyền phân phối bán lẻ thì phải xin cấp nhiều giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
Quyền phân phối bán lẻ được quy định tại Biểu cam kết dịch vụ gia nhập WTO và chỉ quy định cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước.
Tin liên quan
Dịch vụ tư vấn pháp luật (07/01/2021)
Soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại (03/11/2020)
Tìm hiểu về Pháp chế doanh nghiệp (18/04/2020)
Công ty luật phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam (17/04/2020)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)
Hướng dẫn Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh (07/12/2019)