Thủ Tục Bổ Sung , Thay Đổi Ngành Nghề Kinh Doanh
27/12/2019 11:59Theo quy định pháp luật hiện hành thì ngành nghề đăng ký kinh doanh không hiển thị trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngay cả luật doanh nghiệp 2014 ra đời, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không còn ghi thông tin về cổ đông và ngành nghề. Mặc dù vậy, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp vẫn cần xác định rõ ngành nghề đăng ký kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp trong hồ sơ doanh nghiệp. Do đó vẫn phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính.
Nội dung bài viết
- 1 Hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh
- 2 Các bước thực hiện đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh
- 2.1 Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
- 2.2 Bước thứ hai: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư
- 2.3 Bước 3: Doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ hoặc đăng ký nhận kết quả qua Bưu điện căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận.
- 2.4 Bước 4: doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia
- 3 Lưu ý tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trong thủ tục bổ sung, thay đổi đăng ký kinh doanh
- 4 Dịch vụ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh tại luật INTECO
Hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp gửi hồ sơ Bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung hồ sơ bao gồm:
- Thông báo về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp I-15 (Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT);
- Biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của công ty (đối với công ty TNHH và Công ty cổ phần)
- Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của công ty( do Chủ tịch hội đồng thành viên ký); Quyết định phải được ghi rõ nội dung được thay đổi trong Điều Lệ Công Ty;
- Bản sao 01 biên bản họp về việc bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh của Hội đồng thành viên trong công ty (có chữ ký của người ghi biên bản và chủ tọa). Biên bản cần phải ghi rõ toàn bộ nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty;
- Các doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp phải nộp kèm theo: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Phụ lục II-18, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT.
- Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Inteco thực hiện thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh. Văn bản này không bắt buộc phải chứng thực, công chứng;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
- Bản sao 01 hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):
- Đối với công dân Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
- Đối với người nước ngoài: Visa, Hộ chiếu nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị có thể thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
- Tài liệu cần có khác đối với ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện, trong trường hợp ngành nghề kinh doanh đăng ký bổ sung nằm trong lĩnh vực ngành kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền đăng ký bổ sung trước, sau đó doanh nghiệp chính thức thực hiện đảm bảo về các điều kiện kinh doanh hoặc xin giấy phép liên quan đến từng điều kiện kinh doanh cụ thể.
- Đối với những ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định: Doanh nghiệp cần phải đăng ký vốn điều lệ công ty bằng hoặc lớn hơn vốn pháp định cho lĩnh vực hoạt động có trong đăng ký kinh doanh. Trường hợp hậu kiểm, doanh nghiệp phải xuất trình văn bản xác nhận vốn pháp định (Ví dụ như: Giấy chứng nhận ký quỹ, Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước, văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, …)
- Đối với những ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề: Doanh nghiệp cần phải đảm bảo trong quá trình hoạt động có đầy đủ chứng chỉ hành nghề của người lao động.
Lưu ý: Sau khi nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh và thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp có thể được thực hiện đồng thời một lúc)
Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Các bước thực hiện đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh
Thủ tục đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh bao gồm việc thực hiện các thủ tục nội bộ và thủ tục với cơ quan Nhà nước. Các thủ tục nội bộ phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, tuy nhiên, điểm chung là đều do cơ quan quyền lực cao nhất của doanh nghiệp quyết định, cụ thể là Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp ra quyết định.
Căn cứ pháp lý bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh:
Căn cứ vào Nghị định 78/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/11/2015
tại Điều 49. Thông báo bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Theo quy định tại Điều 25, Luật Doanh nghiệp 2014, ngành nghề kinh doanh của Công ty phải được ghi vào trong Điều lệ công ty. Cũng theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, việc thay đổi Điều lệ Công ty phải do cơ quan có thẩm quyền cao nhất của doanh nghiệp quyết định. Do đó, đối với Công ty cổ phần, việc thay đổi ngành nghề phải do Đại hội đồng cổ đông quyết định; và đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, việc thay đổi ngành nghề phải do Hội đồng thành viên quyết định. Trong trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, việc thay đổi ngành nghề do Chủ sở hữu quyết định.
Vì vậy, trước khi thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục lấy ý kiến của các cổ đông/ thành viên bằng văn bản hoặc triệu tập họp để lập biên bản và ra nghị quyết về việc thay đổi ngành nghề của doanh nghiệp.
Bước thứ hai: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư
Theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi về một trong những nội dung sau đây: (a) Thay đổi ngành, nghề kinh doanh; (b) Thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết; (c) Thay đổi những nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo. Trường hợp từ chối bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Bước 3: Doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ hoặc đăng ký nhận kết quả qua Bưu điện căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận.
Bước 4: doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia
Thông báo về đăng ký doanh nghiệp tại trang https://dangkykinhdoanh.gov.vn về nội dung thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh và thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Thời hạn là trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới doanh nghiệp cần phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Lệ phí công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh là: 100.000 VNĐ đồng/lần thay đổi (căn cứ thông tư 47/2019/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 20/9/2019)
Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp phải gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đó cho cơ quan thống kê, cơ quan quản lý lao động, cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội; định kỳ gửi thông tin nội dung đăng ký doanh nghiệp và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Các tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin mà doanh nghiệp phải công khai theo quy định của pháp luật.
Lưu ý tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trong thủ tục bổ sung, thay đổi đăng ký kinh doanh
Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 và thay thế cho Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ban hành năm 2007. Hệ thống mã ngành này được sử dụng chính thức cho việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh và các nội dung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp:
- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
- Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
- Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
Khi soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần lựa chọn ngành cấp 4. Do đó, doanh nghiệp cần tra cứu trên bảng mã ngành để tìm ra nghành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với dự định của mình và sao chép nguyên bản nội dung tên ngành nghề cấp 4 đó và đưa vào Mẫu bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Doanh nghiệp có thể tải hệ thống mã ngành kinh tế mới nhất tại đây
Dịch vụ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh tại luật INTECO
Không phải doanh nghiệp nào cũng có bộ phận pháp lý để thực việc thực hiện đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh mất khá nhiều thời gian, công sức. Do đó hầu hết các doanh nghiệp thường ủy quyền một đơn vị cung cấp dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh chuyên nghiệp thay mình thực hiện mọi công việc liên quan. Đến với Luật Inteco bạn sẽ được cung cấp dịch vụ về thay đổi ngành nghề kinh doanh cho công ty bao gồm:
- Tư vấn điều kiện và cách áp mã ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp cũng như đúng điều kiện quy định của pháp luật.
- Tổng hợp và mã hóa các ngành nghề chưa có mã trong Đăng ký kinh doanh của quý doanh nghiệp.
Chuẩn bị hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh cho khách hàng. - Thay mặt khách hàng tiến hành thực hiện toàn bộ các thủ tục với cơ quan nhà nước liên quan tới thủ tục thay đổi ngành nghề dkkd
- Thực hiện các thủ tục công bố thông tin tại cổng thông tin điện tử sau khi nhận giấy thay đổi, bổ sung ngành nghề từ cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Hướng dẫn các thủ tục cần phải lưu ý sau thay đổi đăng ký kinh doanh cho khách hàng.
- Hỗ trợ, tư vấn và thực hiện các thủ tục xin giấy phép con đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cụ thể.
Mọi thông tin cần tư vấn hỗ trợ vui lòng liên hệ tới chúng tôi qua
CÔNG TY LUẬT INTECO
Giấy phép hoạt động: 01070811/TP/ĐKHĐ do Sở Tư pháp Tp. Hà Nội cấp ngày 11/07/2012
Địa chỉ: Tầng 2, số 2, ngõ 21, đường Lê Văn Lương, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân. Tp. Hà Nội
Hotline: 024.73058268 – 0968183786
Website: https://www.intecovietnam.vn – https://doanhnghiepvadautu.vn
Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Làm cách nào để bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng được không ?
Trả lời : Đăng ký bổ sung ngành nghề là việc doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành nghề mới, bên cạnh những ngành nghề đã có sẵn. Tuy nhiên, chúng tôi xin lưu ý rằng, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, việc bổ sung ngành nghề được thực hiện theo thủ tục thông báo, chứ không phải là thủ tục đăng ký như trước đây.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức thực hiện thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh qua mạng điện tử. Doanh nghiệp lựa chọn sử dụng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Hồ sơ thông báo qua mạng điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số công cộng hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của một trong các chủ thể sau đây:
a) Cá nhân có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo quy định;
b) Người được cá nhân quy định tại điểm a trên đây ủy quyền thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử phải có các giấy tờ, tài liệu gồm:
Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc
Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp
Câu hỏi 2: Doanh nghiệp có quyền được bổ xung thêm ngành nghề kinh doanh không?
Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 đã quy định: Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Do đó, doanh nghiệp có quyền được bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh để phù hợp với mục tiêu của mình, tuy nhiên phải đăng ký với cơ quan chức năng liên quan. tham khảo bài viết phía trên để có thể biết các bước cụ thể.
Câu 3: Lệ phí thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh là bao nhiêu?
Trả lời: Lệ phí công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh là: 100.000 VNĐ đồng/lần thay đổi (căn cứ thông tư 47/2019/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 20/9/2019)
Câu 4: Không công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh có bị phạt không?
Trả lời: Doanh nghiệp không công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 25 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Câu 5: Mã ngành nghề kinh doanh được áp dụng theo văn bản nào ?
Trả lời: Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 và thay thế cho Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ban hành năm 2007. Hệ thống mã ngành này được sử dụng chính thức cho việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh và các nội dung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Tin liên quan
Giấy phép đăng ký kinh doanh và những điều cần biết (11/12/2020)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (11/12/2020)
Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội (14/11/2020)
Hộ kinh doanh cá thể (05/11/2020)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)
Hướng dẫn Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh (07/12/2019)