Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ
07/12/2019 19:06Tuân thủ dịch từ thuật ngữ Tiếng Anh Compliance, nghĩa là giữ và làm đúng theo điều đã quy định. Trong doanh nghiệp, hoạt động tuân thủ nghĩa là đảm bảo các quy định nội bộ của doanh nghiệp và quy định của pháp luật được chấp hành một cách đầy đủ, nghiêm túc để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được ổn định, bền vững và thực hiện trách nhiệm với Nhà nước, với xã hội.
Bên cạnh các quy định của pháp luật về Lao động, trong nội bộ doanh nghiệp có thể tồn tại các quy định gồm: Nội quy lao động, quy chế về tài chính, quy chế về phòng chống tham nhũng và gian lận ……
Việc tuân thủ không chỉ áp dụng đối với người lao động và cán bộ nhân viên khác trong doanh nghiệp mà còn áp dụng đối với bên thứ ba như: nhà cung cấp, nhà thầu, hệ thống đại lý ……
Vậy trong nghiệp vụ về tuân thủ, gồm những hạng mục nào?
Theo chúng tôi, nghiệp vụ tuân thủ gồm các hạng mục chính là: ban hành quy định, thực hiện quy định, giám sát việc thực hiện quy định và xử lý vi phạm quy định.
Ban hành quy định là việc ban hành các văn bản làm quy tắc xử sự áp dụng cho các đối tượng điều chỉnh trong và ngoài doanh nghiệp, như Nội quy lao động, quy chế về phòng chống tham nhũng và gian lận …
Thực hiện quy định là việc triển khai các quy định và văn bản đã ban hành vào hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
Giám sát là việc bộ phận chuyên trách theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định nội bộ, quy định pháp luật của các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh.
Xử lý vi phạm và việc áp dụng các biện pháp xử lý (xử lý kỷ luật …) đối với các đối tượng vi phạm quy định nội bộ của doanh nghiệp và vi phạm quy định của pháp luật.
Dịch vụ tuân thủ
- Tư vấn, khảo sát và đánh giá hệ thống văn bản nội bộ của doanh nghiệp để đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với các mục tiêu tuân thủ của doanh nghiệp.
- Tư vấn, xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản và quy định nội bộ của doanh nghiệp.
- Tư vấn xây dựng bộ phận chuyên trách về tuân thủ, đào tạo nghiệp vụ.
- Tư vấn và hỗ trợ công tác giám sát việc thực thi quy định nội bộ và pháp luật.
- Điều tra và phát hiện hành vi vi phạm trong tuân thủ, đề xuất biện pháp xử lý.
- Cung cấp hotline tiếp nhận khiếu nại, tố cáo vi phạm tuân thủ.
- Các nội dung dịch vụ khác.
Những lưu ý trong công tác TT
TT là nghiệp vụ phức tạp, có sự kết hợp giữa yếu tố pháp lý, yếu tố chuyên môn kỹ thuật thuộc chuyên ngành mà doanh nghiệp hoạt động, do đó, đỏi hỏi được thực hiện bởi người có kinh nghiệm và trình độ nhất định. Trong bộ phận nghiệp vụ tuân thủ, nên có sự tham gia của ít nhất một Luật sư hoặc người có hiểu biết sâu sắc về pháp lý đã từng tham gia cung cấp dịch vụ tuân thủ.
TT áp dụng cả với bên thứ ba nên đòi hỏi doanh nghiệp phải rất kiên định và chủ động xây dựng chiến lược làm việc với đối tác, trong đó đặt vấn đề về tuân thủ ngay từ đầu với đối tác.
TT đòi hỏi sự kiên định, bền bỉ và thống nhất trong toàn Ban giám đốc, các cấp quản lý.
Tin liên quan
Mẫu đơn xin điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư (22/12/2020)
Thay đổi đăng ký kinh doanh và những điều nên biết (24/11/2020)
Kỹ năng soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa (29/05/2020)
Thành lập công ty xây dựng cần những gì (28/05/2020)
Biên bản họp Hội đồng quản trị (18/04/2020)
Thẩm định dự án đầu tư (28/03/2020)
Tin tức khác
Thành lập công ty tại Singapore (02/09/2020)
Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam (25/12/2019)
Tư vấn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư (13/12/2019)
Tuân thủ và dịch vụ tuân thủ (07/12/2019)
Hướng dẫn Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh (07/12/2019)